Khi Nào Tân Hoàng Minh Trả Tiền

Khi Nào Tân Hoàng Minh Trả Tiền

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Tân Hoàng Minh - Công Ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hoàng Minh

Thông tin này có thể không còn chính xác

123 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh (TPHCM)

Sáng 19/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Công ty Tân Hoàng Minh) Đỗ Anh Dũng và các đồng phạm.

Theo cáo trạng, Công ty Tân Hoàng Minh đã huy động, chiếm đoạt của 6.630 nhà đầu tư với tổng số tiền là hơn 8,6 nghìn tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành.

Ngay từ sáng sớm, nhiều bị hại đã xếp hàng che ô, mặc áo mưa đứng trước cổng trụ sở TAND Hà Nội. Phần lớn đến từ Hà Nội, song cũng nhiều người ở Nghệ An, Thanh Hóa, phải đi tàu, xe khách từ tối hôm trước.

Hàng nghìn bị hại và người có liên quan tới phiên tòa xét xử vụ án Tân Hoàng Minh.

Chị N (40 tuổi, quê Nghệ An) – một bị hại trong vụ lừa đảo, do nhà neo người chị đành để hai con lớn ở nhà trông nhau, chị đưa theo con trai út bắt tàu hỏa có mặt tại Hà Nội lúc 4h để kịp làm thủ tục phiên tòa.

Nhà đầu tư này cho biết, chị bỏ hàng trăm triệu để mua trái phiếu "Cung điện mùa đông". Tuy nhiên, chị vừa mua buổi trưa thì đến tối nghe tin cơ quan điều tra đã bắt giữ ông Đỗ Anh Dũng.

Ngay từ 5 giờ sáng nay, chị cùng các nhà đầu tư khác đã bắt đầu chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ để vào toà. Với số tiền bằng nhiều tháng lương của mình, mong ước của chị N bây giờ là chỉ muốn lấy lại được tiền để trang trải chuyện gia đình.

Chị N bế theo con nhỏ tới phiên tòa.

Một bị hại khác cũng đến từ Nghệ An, chị B cho biết đã đầu tư hàng tỷ đồng mua trái phiếu Công ty Tân Hoàng Minh.

Theo chị B, chị được chính người cháu của mình đang làm tại một ngân hàng ở Nghệ An mời mua trái phiếu Tân Hoàng Minh. Một phần vì tin tưởng uy tín công ty, cùng với đó là những cam kết từ người cháu nên chị đã chuyển 1,6 tỷ đồng mua trái phiếu. "Thời điểm năm 2021 dịch COVID-19 bùng phát, tôi vừa bán căn chung cư ở Hà Nội được hơn 3 tỷ đồng, một phần sử dụng việc cá nhân, còn lại tôi trái phiếu này ủng hộ cháu", chị B cho hay.

Nhiều nhà đầu tư chuẩn bị đồ ăn để theo dõi phiên xét xử.

Tuy nhiên, khi vừa chuyển hàng tỉ đồng cho nhân viên buổi sáng thì đến tối chị B nghe tin ông Đỗ Anh Dũng bị cơ quan điều tra bắt giữ. Với lô trái phiếu Tân Hoàng Minh chị chưa nhận được lãi lần nào.

May mắn hơn các nhà đầu tư khác, ông Thuận (64 tuổi, Hà Nội) ở gần địa điểm xét xử nên từ sớm ông đã tới hoàn thành thủ tục. Ông Thuận chia sẻ, được nhân viên tư vấn của một ngân hàng giới thiệu nên đã bỏ 100 triệu đồng mua trái phiếu của Công ty Tân Hoàng Minh vì thời điểm đó lãi suất ngân hàng thấp.

"Lúc đó lãi suất thông thường khoảng 6 - 6,5%, nhưng môi giới chào mời lãi suất 12%. Tôi có nói thẳng môi giới là lãi suất cao hẳn như thế chỉ có lừa đảo", ông Thuận cho biết. Khi được được hỏi vì sao đã nhận thức được điểm bất thường như vậy mà vẫn mua trái phiếu, ông Thuận cho biết "mua... vì môi giới mời nhiều quá".

Cơ quan truy tố cáo buộc, do gặp khó khăn về tài chính, để có tiền chi phí duy trì bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh, đầu tư, thanh toán các khoản nợ phải trả của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, trong thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022, Đỗ Anh Dũng đã thống nhất chủ trương và thông qua Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo, ủy quyền cho các bị can đồng phạm dưới quyền sử dụng pháp nhân 3 công ty (Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung điện Mùa Đông) phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành 10.030 tỷ đồng để huy động tiền cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Hàng nghìn bị hại đổ về phiên tòa xét xử Chủ tịch Tân Hoàng Minh và con trai | SKĐS

Từ một công ty đang gặp khó khăn về tài chính, nhưng với cách chạy lại dòng tiền "khống", làm đẹp số liệu tài chính, tạo lập giá trị ảo của trái phiếu, Đỗ Anh Dũng cùng 10 bị can đã công nhiên lừa đảo hàng nghìn trái chủ, chiếm đoạt tiền. Có lỗ hổng của pháp luật trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

Kế hoạch chạy dòng tiền “khống”

Trong Kết luận điều tra vụ án hình sự xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh và các đơn vị, tổ chức liên quan, thời điểm tháng 6/2021, Công ty Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn về tài chính. Dư nợ tín dụng của Công ty này là hơn 18.542 tỷ đồng, trong đó có 15.851 tỷ đồng dư nợ của các công ty liên quan; 2.690 tỷ đồng dư nợ nhờ các cá nhân tại Tân Hoàng Minh đứng tên để vay vốn cho tập đoàn sử dụng. Nợ gốc đến hạn chưa thanh toán hơn 591 tỷ đồng; nợ lãi đến hạn chưa thanh toán là gần 602 tỷ đồng.

Ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Công ty Tân Hoàng Minh) đã cho thành lập mới hoặc mua lại cổ phần, vốn góp tại các công ty rồi chỉ định người nhà hoặc các cá nhân, pháp nhân liên quan Công ty Tân Hoàng Minh đứng tên góp vốn, sở hữu cổ phần của 45 công ty; trong đó có Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần Dịch vụ khách sạn Soleil và Công ty cổ phần Dịch vụ Cung Điện Mùa Đông.

Trước nhu cầu thanh toán nhiều khoản nợ, ông Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo các cá nhân trong ban điều hành nghiện cứu phương án, cách thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Các thành viên điều hành của Tân Hoàng Minh đã rà soát và thống nhất không sử dụng pháp nhân Công ty Tân Hoàng Minh làm tổ chức phát hành trái phiếu do công ty này có nhiều công ty con, công ty liên kết, số liệu tài chính phức tạp khó đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Vì vậy, thành viên cốt cán của Tân Hoàng Minh đã thống nhất lựa chọn các công ty thuộc Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu riêng lẻ, loại hình trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền và lựa chọn hình thức trái phiếu có tài sản đảm bảo để tạo niềm tin, thu hút được nhiều người mua trái phiếu. Sau đó, Công ty Tân Hoàng Minh (pháp nhân trung tâm) ký hợp đồng mua trái phiếu sơ cấp, chạy dòng tiền khống để thanh toán trái phiếu; hợp thức phương án phát hành, tạo lập giá trị ảo của trái phiếu, hợp thức trái chủ sang cho Công ty Tân Hoàng Minh; lấy uy tín thương hiệu Tân Hoàng Minh để bán trái phiếu.

Các thành viên chủ chốt của Tân Hoàng Minh đã tìm kiếm, thỏa thuận với các công ty kiểm toán đồng ý đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính các công ty dự kiến phát hành trái phiếu là Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông, đảm bảo thời gian nhanh nhất. Công ty Kiểm toán Nam Việt giúp hợp thức hóa để chuyển số liệu của 2 Công ty từ lỗ sang có lãi, loại bỏ các công ty con, công ty liên kết để né tránh báo cáo kiểm toán hợp nhất. Nhờ vậy, 2 công ty này đã phát hành được 5 gói trái phiếu với tổng giá trị 4.450 tỷ đồng.

Công ty Cung điện Mùa Đông có các chỉ tiêu tài chính nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, có nợ quá hạn; không đủ điều kiện để kiểm toán báo cáo tài chính với ý kiến chấp nhận toàn phần. Các bị can đã  thông đồng với Công ty CPA Hà Nội để hợp thức báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 và 2021 để phát hành 4 gói trái phiếu với tổng trị giá 5.580 tỷ đồng.

Theo Cơ quan điều tra, từ khi tiếp cận hồ sơ pháp lý, hồ sơ kế toán của Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil cho đến khi phát hành báo cáo tài chính kiểm toán độc lập, các kiểm toán viên tại Công ty Kiểm toán Nam Việt đã không trao đổi, làm việc với Ban giám đốc, Ban Quản trị các công ty để tìm hiểu về tình hình quản trị, hoạt động kinh doanh cũng như các vấn đề khác liên quan tới nội dung, kết quả kiểm toán.

Đối với hạng mục đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, Kiểm toán Nam Việt không kiểm tra, soát xét đối chiếu với các tài liệu gốc trong việc tăng giảm các khoản đầu tư mà chỉ căn cứ vào các hợp đồng chuyển nhượng bản photocopy giữa Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil với các nhân viên Tân Hoàng Minh để xác định đến thời điểm 31/12/2020,  các công ty này không có công ty con và công ty liên kết, nhằm né tránh việc phải kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời, thông qua các hợp đồng này để ghi nhận khống doanh thu từ hoạt động tài chính trên kết quả kinh doanh năm 2020 cho các công ty.

Trong khi đó, thông tin từ Cục thuế TP. Hà Nội cho biết tại báo cáo tài chính nộp thuế trước thời điểm kiểm toán của Công ty Ngôi sao Việt thể hiện kết thúc niên độ tài chính năm 2020 công ty này có khoản đầu tư vào công ty con là 1.922 tỷ đồng, ghi nhận lỗ 1.003 tỷ đồng.  Tương tự, kết thúc năm tài chính 2020, Công ty Soleil có khoản đầu tư vào các công ty con là 700 tỷ đồng, khoản lỗ là hơn 135 tỷ đồng.

Hạng mục phải thu nội bộ và phải thu khác ngắn hạn, dài hạn đối với 02 khoản ủy thác đầu tư cho Nguyễn Đức Tính 1.492 tỷ đồng và Lê Hồng Trang 894 tỷ đồng là các nhân viên Tân Hoàng Minh không có cơ sở để ghi nhận khoản lãi 10,45%/năm, tương đương 715 tỷ đồng nhưng Kiểm toán Nam Việt vẫn chấp nhận bút toán nhằm ghi nhận doanh thu khống từ hoạt động tài chính cho Công ty Ngôi Sao Việt. Việc điều chỉnh các bút toán nêu trên đã làm đẹp tình hình hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil, thể hiện trong năm 2020 các công ty này làm ăn có lãi.

Tạo lập giá trị ảo phát hành trái phiếu

Các bị can đã phát hành được 9 gói trái phiếu riêng lẻ đứng tên Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần đầu tư & dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông với tổng giá trị 10.030 tỷ đồng. Số tiền này được sử dụng trái mục đích phát hành trái phiếu, gây thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng cho hơn 6.600 nhà đầu tư.

Để trái phiếu của nhóm Tân Hoàng Minh được phát hành, một số công ty chứng khoán là đơn vị tư vấn phát hành. Công ty chứng khoán An Bình đã ký hợp đồng tư vấn phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký, đại diện sở hữu gói trái phiếu 800 tỷ đồng cho Công ty Soleil. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVS) ký hợp đồng tư vấn và đại lý phát hành gói trái phiếu 800 tỷ đồng cho Công ty Ngôi Sao Việt. Công ty Chứng khoán Agriseco (AGR) ký ba hợp đồng tư vấn phát hành gói trái phiếu riêng lẻ 450 tỷ đồng; 500 tỷ đồng và 1,900 tỷ đồng cho Công ty Soleil. Công ty Chứng khoán Everest (EVS) đã ký hợp đồng tư vấn phát hành gói trái phiếu 3,230 tỷ đồng cho Công ty Cung điện Mùa đông. Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) ký hợp đồng tư vấn, đại lý phát hành trái phiếu cho gói trái phiếu 450 tỷ đồng với Công ty Cung điện Mùa đông, làm đại diện trái chủ, nhận tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, KIS Việt Nam còn ký hợp đồng tư vấn, chuẩn bị hồ sơ chào bán cho hai gói trái phiếu trị giá 1,900 tỷ đồng và gói trái phiếu 1,100 tỷ đồng cho Công ty Cung điện Mùa Đông. Tuy nhiên, các gói trái phiếu này chưa kịp hoàn thành thì bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi vào tháng 4/2022.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành kiểm tra việc cung cấp dịch vụ của các công ty này và phát hiện vi phạm. Tại Chứng khoán An Bình, Công ty không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán chính xác, hồ sơ của Công ty Soleil có Nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành nhưng phương án phát hành thiếu trang dẫn đến thông tin không đầy đủ.

Bản công bố thông tin đợt chào bán nêu Soleil chưa từng phát hành trái phiếu, không tồn đọng nợ đến hạn chưa thanh toán. Nhưng thực tế, báo cáo tài chính của công ty thể hiện có trái phiếu. Chứng khoán An Bình đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 310 triệu đồng và không bị kiến nghị chuyển cơ quan điều tra.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại đang quản lý tài sản đảm bảo của các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng đã có vi phạm, khi không đánh giá giá trị của tài sản để đảm bảo tính hợp lý và khả năng thanh toán, thanh khoản khi tổ chức phát hành không thể trả được gốc và lãi trái phiếu đến hạn.

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, ngoài việc đề nghị truy tố các bị can, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng kiến nghị các biện pháp nhằm bịt lỗ hổng trong phát hành trái phiếu. Bộ Công an đề nghị Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét, điều chỉnh các quy định liên quan để hoàn thiện quy trình tổ chức và giám sát việc giao dịch trái phiếu doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch. Cũng theo đề nghị của Cơ quan điều tra, cần áp dụng biện pháp xử lý nghiêm đối với các công ty kiểm toán, công ty thẩm định giá, kiểm toán viên và thẩm định viên có sai phạm trong vụ án. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, và chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị kiểm toán, thẩm định giá, kiểm toán viên và thẩm định viên để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ tính minh bạch trong quy trình kiểm toán và thẩm định giá. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về định giá tài sản hình thành trong tương lai và hồ sơ, thủ tục định giá tài sản để đảm bảo cho quá trình phát hành trái phiếu. Giám sát việc tuân thủ pháp luật tại các công ty chứng khoán trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhằm nâng cao vai trò và chịu trách nhiệm của các công ty chứng khoán trong việc phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành.

Bộ Công an cũng chỉ ra những "lỗ hổng" pháp lý và đề nghị bổ sung, sửa đổi quy định của pháp luật. Cụ thể, đề nghị cần xem xét và bổ sung quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền, cần tăng cường quy định về báo cáo về dòng tiền thanh toán qua tài khoản trái phiếu và tài khoản này chỉ dành riêng cho mục đích phát hành trái phiếu. Hoàn thiện các quy định và hướng dẫn về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có tài sản đảm bảo, nguyên tắc xác định giá trị tài sản đảm bảo, trách nhiệm của đơn vị thẩm định giá và quản lý tài sản đảm bảo. Yêu cầu mọi hoạt động mua bán, giao dịch trái phiếu phải được quản lý, giám sát, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin và tuân thủ quy định pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng đánh giá lại tính pháp lý, giá trị tài sản để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của tài sản và khả năng thanh toán, thanh khoản khi tổ chức phát hành không trả được gốc, lãi trái phiếu đến hạn. Yêu cầu các ngân hàng thương mại phải quy định rõ quy trình, thủ tục tiếp nhận tài sản bảo đảm của trái phiếu, mở tài khoản trái phiếu đảm bảo chặt chẽ, phòng ngừa vi phạm. Giám sát dòng tiền luân chuyển qua tài khoản trái phiếu, không để chuyển tiền ra khỏi tài khoản trái phiếu không đúng mục đích phát hành; quy định trách nhiệm của các ngân hàng khi cung cấp các dịch vụ liên quan phát hành trái phiếu.