Kỳ Thi Ở Hàn Quốc

Kỳ Thi Ở Hàn Quốc

Từ lâu thi đại học ở Hàn Quốc được biết đến là một trong những kì thi áp lực nhất thế giới. Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, các sĩ tử Hàn Quốc phải hy sinh sức khỏe, sở thích và “lao đầu” vào học từ sáng sớm tới tối khuya ở những lò luyện thi.

Từ lâu thi đại học ở Hàn Quốc được biết đến là một trong những kì thi áp lực nhất thế giới. Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, các sĩ tử Hàn Quốc phải hy sinh sức khỏe, sở thích và “lao đầu” vào học từ sáng sớm tới tối khuya ở những lò luyện thi.

Một bài đọc hiểu khá ngắn nhưng không hề dễ chút nào đối với những ai mới học Tiếng Việt

Vào ngày 18/11 hàng năm, cả Hàn Quốc sẽ chìm trong bầu không khí trầm lặng và căng thẳng, bởi đây là ngày diễn ra sự kiện mang ý nghĩa trọng đại đối với cuộc đời của tất cả học sinh ở quốc gia này: Kỳ thi tuyển sinh đại học Suneung (CSAT).

Mỗi năm vào khoảng thời gian này, người thân của các thí sinh sẽ đổ về đền Jogyesa ở quận Jongno (Seoul) để cầu nguyện cho con cháu của họ thi cử đỗ đạt. Thông thường, thời gian cầu nguyện kéo dài tới 100 ngày - độ dài của nghi lễ phản ánh tầm quan trọng của kỳ thi.

Thời gian diễn ra kỳ thi này cũng đặc biệt dài, các học sinh phải làm một loạt bài kiểm tra tiếng Hàn, toán, tiếng Anh, lịch sử, khoa học,... trong 8 giờ.

Điểm số của các môn thi sẽ quyết định phần lớn cuộc sống của học sinh sau này - từ trường đại học họ theo học cho đến công việc, thu nhập và thậm chí cả đời sống tình cảm. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghi vấn về hiệu quả của kỳ thi này, cũng như những tác động tiêu cực của nó lên đời sống tinh thần của thanh thiếu niên.

Điểm số của các môn thi đại học sẽ quyết định phần lớn cuộc sống của học sinh Hàn Quốc sau này. (Ảnh: Reuters)

Các nhà phê bình cho rằng Suneung ngày nay đã biến chất thành một thước đo về sự giàu có, dường như bài kiểm tra không còn chỉ đánh giá năng lực của học sinh mà còn là cuộc thi xem cha mẹ của ai có đủ kinh tế cho con theo học ở các lò luyện nổi tiếng. Cách ôn thi kiểu “học vẹt” cũng khiến học sinh bị thui chột tính sáng tạo.

Đồng thời, Suneung cũng bị cho là nguyên nhân tạo nên hệ thống phân loại “người chiến thắng” và “kẻ thua cuộc” ngay từ khi còn nhỏ ở Hàn Quốc. Trước áp lực đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi kỳ thi này thường liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, thậm chí là các vụ tự tử, ở giới trẻ.

"Suneung đang phá hủy nền giáo dục trường học"

Tại Hàn Quốc, trong khi các trường học dạy theo chương trình giảng dạy do chính phủ quy định, thì kỳ thi Suneung lại bao gồm những nội dung riêng nằm ngoài chương trình học. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải đầu tư mạnh cho con em theo học các cơ sở luyện thi bên ngoài, còn học sinh thì bỏ bê bài vở trên lớp để đi học thêm.

Học sinh lớp 12 ở Hàn Quốc thường kiếm cớ nghỉ học để dành thời gian luyện thi. Khi lên lớp thì các em lại mệt mỏi, buồn ngủ do phải học tới khuya. Thậm chí, nhiều học sinh còn bỏ học để tập trung ôn thi.

Theo Cơ quan Thống kê Giáo dục Hàn Quốc, trong số 509.821 thí sinh đăng ký thi Suneung năm nay, 14.277 em đã bỏ học hoặc không đi học thường xuyên.

“Suneung đang phá hủy nền giáo dục ở trường học”, bà Lee Yoon-kyoung, giám đốc Hiệp hội Phụ huynh Quốc gia Hàn Quốc, cho biết.

Người thân của các thí sinh đến đền Jogyesa ở quận Jongno (Seoul) để cầu nguyện cho con cháu của họ thi cử đỗ đạt. (Ảnh: SCMP)

Không chỉ học sinh khổ, các bậc phụ huynh cũng phải gồng gánh đủ loại tiền học thêm đắt đỏ, nhiều người còn dành tất cả tiền lương để cho con đi học.

Năm ngoái, ngành giáo dục tư nhân của Hàn Quốc trị giá lên tới 9,3 nghìn tỷ won (tương đương 7,9 tỷ USD). Có khoảng 5,35 triệu học sinh ở quốc gia này đang theo học các cơ sở giáo dục tư nhân ngoài trường học.

Nhưng khoản đầu tư đó có thực sự hiệu quả khi mà các em phải học theo cách nhồi nhét, để rồi “rơi” hết kiến thức sau khi thi xong?

“Em nghĩ rằng hầu hết học sinh học chỉ để làm đúng các câu hỏi trong bài kiểm tra và để đỗ đại học chứ không phải để tiếp thu những kiến thức mà họ thích hoặc khám phá điều mới. Những điều mà chúng em học thuộc để thi là loại thông tin sẽ rời khỏi não bộ của chúng em ngay sau khi bài kiểm tra kết thúc”, Yoon Cho-eun, một học sinh 18 tuổi tại Hàn Quốc, cho biết.

Học sinh lớp 12 ở Hàn Quốc thường kiếm cớ nghỉ học để dành thời gian luyện thi. (Ảnh: AP)

Hệ thống giáo dục đề cao điểm số thường được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở giới trẻ.

Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Dù trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã giảm đối với hầu hết các nhóm tuổi từ 30-80, các vụ tự tử ở những người từ 9-24 tuổi vẫn tăng đều đặn. Năm 2019, có tới 876 vụ tự tử thuộc nhóm tuổi này, tức là cứ 100.000 thanh thiếu niên thì có 9,9 người tự tử.

Kỳ thi Suneung bị coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tự tử do áp lực “phải thi được điểm cao” quá lớn. Hầu hết học sinh “liều mạng” vì Suneung là do các em sẽ không vào được các trường đại học hàng đầu nếu không có điểm tốt, đây là bước đệm để làm việc cho các tập đoàn lớn - mục tiêu cuối cùng đối với nhiều người Hàn Quốc.

“Chúng ta cần loại bỏ khía cạnh cạnh tranh trong giáo dục. Điều quan trọng nhất là giúp những học sinh không làm bài tốt trong ngày kiểm tra ngừng tự coi mình là kẻ thất bại”, bà Lee nói.

Bà Lee hy vọng kỳ thi Suneung sẽ loại bỏ việc cho điểm và chỉ đánh giá qua/trượt. Bà tin rằng điều này sẽ giảm bớt phần nào áp lực cho học sinh.

“Chúng ta cần hủy bỏ hệ thống đã dạy con cái chúng ta dẫm đạp lên nhau để đạt đến những tầm cao hơn”, giám đốc Hiệp hội Phụ huynh Quốc gia kêu gọi.

Từ năm 2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc chọn Tiếng Việt là môn ngoại ngữ thứ 2 trong danh sách các môn thi tuyển sinh đại học. Thế nhưng, đối với các học sinh Hàn Quốc, môn Tiếng Việt chưa bao giờ “dễ ăn”. Năm 2021, đề thi môn tiếng Việt vẫn giữ vững độ khó nhất định. Đề gồm 30 câu đọc hiểu với đủ các loại lĩnh vực kiến thức. Một số từ khóa quen thuộc xuất hiện trong đề thi như Vịnh Hạ Long, Giỗ tổ Hùng Vương, bánh chưng,…

Thời gian làm bài trong 40 phút và thường diễn ra vào cuối giờ chiều (17h – 17h40), khi thí sinh đã hoàn thành đầy đủ các môn Quốc ngữ, Toán học, Tiếng Anh, Lịch sử Hàn Quốc và các môn học tự chọn (Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Nghề nghiệp, Ngoại ngữ, Hán Văn).

Dưới đây là đề thi tiếng Việt mới nhất trong kỳ thi đại học vừa diễn ra ngày 18/11/2021, cùng thử xem bạn có giải đúng hết không nhé!

Chắc hẳn khi bạn đi du học Hàn Quốc đều muốn biết 2 kỳ nghỉ: Kỳ nghỉ hè và kỳ nghỉ đông tại Hàn Quốc là tháng mấy? Nhờ đó, bạn sẽ nắm bắt và biết được mình sẽ được nghỉ ngơi hoặc đi làm đi thêm toàn thời gian ở 2 kỳ nghỉ này? Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết về 2 kỳ nghỉ tại Hàn Quốc.

Thông thường, tại Hàn Quốc các trường đại học sẽ tuyển sinh vào tháng 3 và tháng 9. Tức là các bạn sẽ được nhập học chuyên ngành vào tháng 3 và tháng 9. Riêng nhập học khóa tiếng vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.

Mùa hè ở Hàn Quốc cũng có nhiều nắng, nhưng thời tiết, nhiệt độ rất mát mẻ nhiệt độ chỉ khoảng 25 – 33 độ, không quá nóng, oi bức như ở nước ta.

Hàn Quốc là một quốc gia có khí hậu 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Nhưng đặc biệt, mùa hè tại Hàn Quốc thì mát mẻ, nhưng mùa đông thì rất lạnh và có tuyết rơi. Chính vì sự mát của mùa hè mà mùa hè lại là mùa mà mọi người hay đi chơi, đi du lịch. Còn mùa đông thì có thể làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sức học tập và làm việc của du học sinh. Thời điểm nóng nhất là vào tháng 7 và tháng 8 (Khoảng 28 – 35 độ). Do vậy, kỳ nghỉ hè tại Hàn Quốc sẽ kéo dài khoảng 2 tháng là tháng 7 và tháng 8.

Các bạn sẽ bắt đầu nhập học từ tháng 3 tới tháng 6 thì được hết 1 học kỳ. Được nghỉ hè 2 tháng là tháng 7 và tháng 8. Sau đó, đến tháng 9 lại bắt đầu cho kỳ học thứ 2.

Trong thời gian nghỉ hè này, các bạn có thể đi du lịch, đi làm thêm thoải mái mà không bị giới hạn thời gian và đặc biệt không bị ảnh hưởng đến học tập.

Nếu như ở Việt Nam chúng ta, thường chỉ có kỳ nghỉ hè thôi và không có kỳ nghỉ đông. Bởi mùa đông tại Việt Nam chúng ta cũng không quá lạnh, tuyết không rơi và đương nhiên cái lạnh đó cũng không làm cản trở được việc học của chúng ta. Do vậy, mà ở Việt Nam không có kỳ nghỉ đông.

Nhưng Hàn Quốc thì khác, mùa đông thường rất lạnh. Có những vùng lạnh nhất xuống – 8 độ, đến như thủ đô Seoul có hôm thời tiết lạnh nhất cũng xuống – 5 độ. Khi trời lạnh, tuyết rơi nhiều ảnh hưởng đến giao thông và ảnh hưởng đến học tập. Vì thế mà Hàn Quốc có thêm kỳ nghỉ đông dành cho học sinh.

Mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh và có tuyết rơi

Ở Việt Nam ta cũng quy định: Nếu như rét dưới 10 độ thì tất cả học sinh cấp mầm non, cấp 1, cấp 2 sẽ được nghỉ học. Còn nếu rét dưới 5 độ thì học sinh cấp 3 cũng được nghỉ. Tuy nhiên, mùa đông tại Việt Nam rất hiếm khi nhiệt độ xuống thấp đến thế. Do vậy mà không có chế độ nghỉ đông như Hàn Quốc.

Học sinh tại Hàn Quốc bắt đầu kỳ học thứ 2 sau kỳ nghỉ hè là từ tháng 9 tới tháng 12. Riêng tháng 1 và tháng 2 là khoảng thời gian lạnh nhất. Do vậy, kỳ nghỉ đông tại Hàn Quốc là tháng 1 và tháng 2.

Qua bài viết trên, bạn cũng nắm rõ được kỳ nghỉ hè và kỳ nghỉ đông tại Hàn Quốc là tháng nào? Nhờ vậy, khi đi du học Hàn Quốc bạn sẽ có được những kế hoạch về việc làm thêm hay những kế hoạch hoạt động khác trong các kỳ nghỉ này nhé.

Tham khảo >> Chi phí du học Hàn Quốc hết bao nhiêu tiền

Chúc các bạn vui vẻ với những kỳ nghỉ này!

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam