Trang bị kiến thức chuyên sâu về Tài chính quốc tế, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo các kiến thức nghề nghiệp vào các công việc cụ thể.
Trang bị kiến thức chuyên sâu về Tài chính quốc tế, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo các kiến thức nghề nghiệp vào các công việc cụ thể.
Để hiểu được chuyên ngành, trước tiên chúng ta cần biết khái niệm ngành học (ngành đào tạo) là gì? Ngành học là lĩnh vực học mang tính chuyên môn trong chỉ một lĩnh vực, mảng nào đó. Ví dụ: một người theo học Ngành Marketing sẽ được học và thực hành những kiến thức chuyên môn về Marketing như: Nghiên cứu thị trường và khách hàng, xây dựng kênh bán hàng, định giá sản phẩm, tổ chức sự kiện…
Ngành học có trong danh mục ngành quốc gia, được quy định bởi những mã ngành chung ví dụ như: Ngành Marketing mã ngành 7340115, Ngành Kế toán mã ngành 7340301, Ngành Y khoa mã ngành 7720101…
Chuyên ngành là khái niệm thu nhỏ và chi tiết hơn ngành, nó là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu. Ví dụ Ngành Marketing có nhiều chuyên ngành khác nhau như: Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, Digital Marketing, Quản trị kênh phân phối…
Trong chương trình học của trường đại học, chuyên ngành chỉ được thể hiện trên bảng điểm, còn ngành học mới là thứ được ghi trên bằng tốt nghiệp của sinh viên.
Đại học cũng là một dạng “làm kinh tế”, để thu hút thí sinh theo học, nhiều trường đã marketing ngành học bằng nhiều chuyên ngành khác nhau, khi ghép tên vào nó bỗng trở thành một cái tên mang xu hướng thời thượng rất “kêu”: Quản trị khởi nghiệp, Quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo, Trí tuệ nhân tạo…
Điều này khiến nhiều học sinh khi chọn ngành, chọn nghề không phân biệt được thế nào là ngành, thế nào là chuyên ngành. Thậm chí có nhiều cái tên rất lạ và mới. Thực chất trong tuyển sinh có khá nhiều “cạm bẫy”, khi các trường đặt tên chuyên ngành. Nếu không thực sự hiểu kỹ và tỉnh táo, học sinh và phụ huynh rất dễ nhầm lẫn trong việc chọn ngành học. Có những chuyên ngành nghe tên rất “kêu” nhưng khi vào học mới biết phần lớn thời gian sinh viên được đào tạo các kiến thức chung về ngành, chỉ đến năm cuối mới được học một vài môn về chuyên ngành. Nó là tình trạng “bình mới rượu cũ”.
Ví dụ như ngành Tiếng Anh báo chí – một cái tên nghe rất “kêu” và theo xu hướng khi có thêm từ báo chí, nhưng khi ra trường sinh viên vẫn sẽ chỉ được cấp bằng Cử nhân Tiếng Anh.
Các chuyên ngành thường chỉ được đào tạo một vài tín chỉ ở năm cuối, nhưng trong tuyển sinh nhiều trường lại nhấn mạnh vào chuyên ngành, nếu không tỉnh táo trong việc chọn ngành học, khi ra trường sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp không giống như mình tưởng lúc ban đầu. Một cái tên đang rất hot trong tuyển sinh những năm gần đây như Trí tuệ nhân tạo, thực chất là một nhánh thuộc ngành Công nghệ thông tin. Người học sẽ được đào tạo về ngành Công nghệ thông tin là chủ yếu và có đi sâu một vài môn về Trí tuệ nhân tạo. Nhiều sinh viên lầm tưởng khi ra trường trên bằng tốt nghiệp sẽ ghi Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, nhưng trên bằng chỉ ghi là Kỹ sư Công nghệ thông tin.
Đọc đến đây chắc hẳn nhiều người băn khoăn tại sao không đặt từ chuyên ngành lên thành ngành, để đến khi ra trường sinh viên sẽ được ghi trên bằng tốt nghiệp đúng chuyên ngành mà các em được học? Việc đưa thêm ngành học mới vào danh mục đào tạo của trường không phải là điều dễ dàng. Ngành học đã được quy định trong danh mục mã ngành của quốc gia, các trường không thể tự tiện đặt tên ngành. Nếu muốn đưa thêm một ngành mới vào chương trình đào tạo, các trường sẽ phải đáp ứng được điều kiện của Nhà nước về số lượng giảng viên, trình độ, cơ sở vật chất…Bởi vậy, nhiều trường đại học mở thêm chuyên ngành khác nhau trong một ngành học đã có sẵn của trường, vừa thu hút được sinh viên theo học lại không phải lo về việc đáp ứng quy định của Nhà nước.
Theo quy định, có Ngành Tiếng Anh chứ không có Ngành Tiếng Anh báo chí, có Ngành Marketing chứ không có Ngành Marketing quốc tế, có Ngành Quản trị kinh doanh chứ không có Ngành Quản trị kinh doanh bất động sản…
Đề tránh sự nhầm lẫn về Ngành và Chuyên ngành khi đăng ký theo học, phụ huynh và thí sinh cần tra mã ngành trong danh mục ngành của quốc gia, từ đó biết được mình theo học ngành nào, bằng cử nhân ghi tên ngành nào để có sự lựa chọn đúng đắn.
Để giải quyết nỗi băn khoăn của học sinh, phụ huynh trước ma trận 20 phương thức tuyển sinh, HOCMAI đã triển khai Dịch vụ tư vấn hướng nghiệp nhằm giúp các em lựa chọn được ngành nghề, trường ĐH phù hợp nhất với bản thân.
Chương trình tư vấn ứng dụng bài trắc nghiệm tính cách nổi tiếng thế giới MBTI với sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp thí sinh, phụ huynh chọn được ngành nghề, trường ĐH cũng như phương thức tuyển sinh phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách cũng như điều kiện kinh tế. Quý phụ huynh, học sinh đăng ký dịch vụ để được trải nghiệm dịch vụ tư vấn hàng đầu TẠI ĐÂY
Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có những chuyên ngành nào, nên chọn học chuyên ngành nào để ra trường dễ xin việc và có cơ hội phát triển bản thân tốt nhất. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có mấy chuyên ngành?
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học bao gồm 3 nhóm lĩnh vực chuyên ngành: Lĩnh vực lưu trú (khách sạn); Lĩnh vực lữ hành và lĩnh vực vận chuyển trong du lịch. Đây được xem là ngành "công nghiệp không khói" giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa và định hướng ngành kinh tế mũi nhon đi đầu của Việt Nam.
Nên chọn học chuyên ngành nào để ra trường dễ xin việc?
Sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam thực hành nghiệp vụ tại khách sạn thực hành 5 sao Rosamia - Đà Nẵng của Nhà trường.
Chuyên ngành Quản trị khách sạn (Hotel Management) là tổ chức, quản lý tất cả những hoạt động của khách sạn một cách khoa học học và hiệu quả. Người quản lý khách sạn sẽ lập ra các quy tắc trong quá trình quản lý từng bộ phận của khách sạn từ lễ tân, buồng đến ẩm thực, sự kiện, lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi liên quan đến hoạt động chung của khách sạn…
Cung cấp kiến thức, nghiệp vụ về nhà hàng - khách sạn như quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại khách sạn, có kiến thức văn hóa đặc trưng đa quốc gia, luật lưu trú,…
Người làm tốt công việc quản trị khách sạn còn là người có khả năng giao tiếp, nhanh nhạy để xử lý những tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó, quản trị khách sạn còn đòi hỏi khả năng tổ chức để lên kế hoạch làm việc hiệu quả, cụ thể cho các bộ phận và đôn đốc, phân công nhân viên thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Hiện nay, Quản trị khách sạn là một ngành học chủ chốt, đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Chính vì vậy, việc tìm hiểu “Quản trị khách sạn là gì” là điều cực kỳ quan trọng trong việc theo đuổi ngành học.
Vấn đề tiếp theo, các bạn nên nắm vững những kiến thức, kỹ năng của ngành này hay trả lời cho câu hỏi “Ngành quản trị khách sạn học những gì” một cách cặn kẽ.
Người làm tốt công việc quản trị khách sạn trước hết cần có khả năng giao tiếp để xử lý được những tình huống bất ngờ; có khả năng tổ chức và quản lý để lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch. Chính vì vậy, nghề này rất thích hợp cho những bạn tự tin, năng động, có năng khiếu tổ chức quản lý, sắp xếp công việc, có tư duy logic.
Ngành Quản trị khách sạn cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch Việt Nam và châu Âu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế.
Trong 4 năm, sinh viên sẽ được học nghiệp vụ khách sạn tại phòng thực hành chuyên ngành; tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp của các cơ sở kinh doanh lưu trú (khách sạn, resort, trung tâm hội nghị…); làm việc chính thức tại các cơ sở kinh doanh lưu trú dưới sự hướng dẫn của nhà trường và các cơ sở kinh doanh trong khuôn khổ chương trình thực tập tổng quát và chuyên sâu; thực hành các kỹ năng quản lý trong chương trình Mô phỏng Doanh nghiệp Du lịch.
Công việc chính của người quản trị khách sạn là gì?
- Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán v.v... - Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường. - Thực hiện các chương trình phát triển nhân sự. - Kiểm soát ngân sách và các chi phát hoạt động khác. - Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra. - Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR...
* Trong những khách sạn lớn, người quản lý khách sạn có thể chuyên sâu vào từng mảng công việc cụ thể trong khách sạn.
- Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt. - Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch - Có tính cách hướng ngoại - Khả năng giao tiếp tốt - Chịu được sức ép của công việc
Ngành quản trị khách sạn có dễ xin việc?
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong những ngành đào tạo có lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển lớn trong mỗi mùa tuyển sinh đại học của trường Đại học Đại Nam.
Cử nhân ngành Quản trị khách sạn có thể làm nhiều công việc khác nhau từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, bao gồm:
- Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.
- Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
- Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing...
03 cách đơn giản để trở thành sinh viên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành trường Đại học Đại Nam
- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022. Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển;
- Phương thức thứ 2: Xét tuyển học bạ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm;
- Phương thức thứ 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.