Dù mỗi chiều có 2 làn ô tô và 1 làn cho xe máy lưu thông nhưng cảnh tượng hàng dài xe con, thậm chí cả xe tải, xe khách thi nhau chen chúc, bịt kín lối đi trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) xảy ra như cơm bữa khiến nhiều người không khỏi bức xúc.
Dù mỗi chiều có 2 làn ô tô và 1 làn cho xe máy lưu thông nhưng cảnh tượng hàng dài xe con, thậm chí cả xe tải, xe khách thi nhau chen chúc, bịt kín lối đi trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) xảy ra như cơm bữa khiến nhiều người không khỏi bức xúc.
Việc thông xe trên cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ mang đến tiềm năng phát triển cho các dự án chung cư khu vực này, bởi nhiều yếu tố như:
Trên đây là một số thông tin về khoảng cách giữa cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2. Khi đưa vào hoạt động song song, hai cây cầu này sẽ đóng vai trò thiết yếu, nối liền với các dự án lớn và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên cầu Vĩnh Tuy 2 là bao nhiêu?
Vì sao nói cầu Vĩnh Tuy 2 là kết nối quan trọng của phía Đông Hà Nội?
Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn hai) sẽ có quy mô, hình dáng giống cầu thứ nhất, dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe (hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây cầu Vĩnh Tuy thứ hai bắc qua sông Hồng với tổng đầu tư 2.540 tỷ đồng. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên)
Theo quyết định phê duyệt ngày 7/2, cầu Vĩnh Tuy thứ hai (cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai) sẽ có quy mô, hình dáng giống cầu thứ nhất, dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe (hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ). Cầu mới cách cầu cũ 2 m, được thiết kế bê tông, cốt thép.
Dự án cầu Vĩnh Tuy thứ hai nhằm hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của TP Hà Nội, tăng cường lưu thông giữa hai bờ sông Hồng; đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc. Dự án cũng tạo tiền đề hình thành chuỗi đô thị phía bắc thủ đô.
Theo quy hoạch và thiết kế, cầu Vĩnh Tuy rộng 38 m, dài 5,8 km, trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên năm 2009 Hà Nội mới khánh thành giai đoạn một với mặt cầu rộng 19 m với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng.
Về phương án tổ chức giao thông, cầu Vĩnh Tuy mới sẽ đảm nhiệm chiều đường từ bờ nam (quận Hai Bà Trưng) sang bờ bắc (quận Long Biên) với 4 làn xe, gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, một làn hỗn hợp và dải đi bộ. Như vậy, toàn bộ phần cầu cũ sẽ chuyển thành đường 1 chiều từ Long Biên vào trung tâm thành phố.
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng, nối trung tâm thủ đô với quận Long Biên, huyện Gia Lâm và quốc lộ 5. Sau nhiều năm xây dựng, cây cầu này thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, ùn ứ vào những giờ cao điểm. Theo thiết kế ban đầu, cầu có chiều rộng 38 m, dài 5,8 km, trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km.
Cầu Vĩnh Tuy 2 được khởi công xây dựng từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã công bố thời gian tổ chức lễ khánh thành vào ngày 30/8/2023 nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2023) và 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023). Như vậy, sau hơn 2 năm thi công, cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ được thông xe vào 7h00 ngày 30/8 tới đây. Điều này sẽ tạo trục giao thông hoàn chỉnh giữa trung tâm Hà Nội cùng khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố, đem lại sự thuận tiện cho người dân.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẵn sàng cho lễ khánh thành sẽ diễn ra trong thời gian tới (Nguồn: Báo Giao thông)
Cầu Vĩnh Tuy là hệ thống cầu bắc qua sông Hồng tại cửa ngõ phía đông nam Hà Nội. Cây cầu kết nối các quận Hai Bà Trưng và Long Biên. Đồng thời là tuyến giao thông quan trọng từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến trung tâm thành phố.
Cầu Vĩnh Tuy 1 được xây dựng và thông xe từ năm 2010 với mục tiêu giảm tắc nghẽn và cải thiện việc lưu thông qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của thành phố và tăng cường về lưu lượng giao thông, công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được triển khai song song với cầu Vĩnh Tuy 1 để cải thiện tình hình ùn tắc giao thông.
Việc phân cầu Vĩnh Tuy thành hai cầu khác nhau giúp phân chia lưu lượng xe, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực này. Điều này giúp tăng khả năng thông suốt và giảm thiểu tắc nghẽn, đồng thời cung cấp nhiều lựa chọn cho người dân và phương tiện khi di chuyển qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì đến trung tâm Thủ đô hay khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố.
Đặc biệt, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được quy hoạch cũng giúp hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của thành phố Hà Nội. Từ đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các quận Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, giúp đặt tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô.
Cầu Vĩnh Tuy 2 mới nhất được quy hoạch với kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông cho cầu Vĩnh Tuy 1 (Nguồn: VietnamPlus)
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm sát ngay cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1. Hai cây cầu này chỉ cách nhau 2m. Trong đó, cầu Vĩnh Tuy 2 có thiết kế gần giống công trình cầu Vĩnh Tuy 1 với tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4km.
Sau khi hoàn thiện cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Vĩnh Tuy 1 sẽ chuyển sang lưu thông 1 chiều theo hướng vào trung tâm thành phố Hà Nội. Cầu Vĩnh Tuy 2 lưu thông theo hướng từ trung tâm Thành phố Hà Nội sang Long Biên. Trên mỗi cầu sẽ có 4 làn xe gồm: 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đường đi bộ. Như vậy, Vĩnh Tuy sẽ là cây cầu đầu tiên tại Hà Nội có làn đường dành riêng cho xe buýt.
Cầu Vĩnh Tuy 2 được xây dựng về phía hạ lưu song song với cầu Vĩnh Tuy 1 (Nguồn: Báo Giao thông)
Cầu Vĩnh Tuy nằm ở đâu? Ngày 2/9 cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe chưa?