Workshop "Chấp nhận bản thân - Bạn đã bao giờ?
Workshop "Chấp nhận bản thân - Bạn đã bao giờ?
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi tiền tệ do nhà nước tiến hành, phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ khai triển các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
Tại UEF, sinh viên Tài chính công sẽ được đào tạo theo chương trình song ngữ
Bám sát đặc trưng, chức năng ấy, sinh viên Tài chính công UEF được trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quản lý tài chính và quản trị khu vực công. Cụ thể là thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính và các nguồn lực của xã hội cũng như quản trị sự thay đổi khu vực công trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu;... Với sự dẫn dắt của các giảng viên có bề dày kinh nghiệm, tâm huyết, các bạn còn được trau dồi thêm nghiệp vụ thuế; lập, phân bổ, điều hành dự toán ngân sách của các cấp ngân sách và của các đơn vị công; Thẩm định dự án đầu tư khu vực công; hoạch định chính sách tài chính vĩ mô; đánh giá tác động chính sách tài chính công đến công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế...Đặc biệt khả năng ứng dụng tiếng Anh chuyên ngành là ưu thế nổi trội của sinh viên UEF. Quá trình giảng dạy còn có sự hỗ trợ của các nhà quản lý và doanh nhân uy tín nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giúp sinh viên làm quen tình huống cụ thể trước khi trải nghiệm học kỳ thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp.
Quá trình cải cách lĩnh vực tài chính công đang được Nhà nước đặc biệt chú trọng, đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu vận hành của cơ quan nhà nước các cấp; các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức tài chính khác. Chọn các chuyên ngành của Tài chính ngân hàng, người học sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp và khẳng định thương hiệu bản thân trong tương lai. Sinh viên tốt nghiệp Tài chính công có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
Liên hệ để được tư vấn chi tiết về ngành nghề: Trung tâm Tư vấn – Tuyển sinh – Truyền thông Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) 276 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM ĐT: (028) 5422 5555 - Hotline: 094 998 1717 * Website: www.uef.edu.vn Email: [email protected] Bạn có thể đặt CÂU HỎI TRỰC TUYẾN ngay tại đây >>Tư vấn trực tuyến - UEF
Hướng dẫn kế toán thi hành Thông tư số 260 - TTg ngày 20/6/1977 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về quản lý và hạch toán tài sản cố định trong các xí nghiệp quốc doanh
Thi hành thông tư số 260 - TTg ngày 20 - 6- 1977 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về kế toán tài sản cố định như sau :
Theo tiêu chuẩn mới của TSCĐ quy định trong thông tư số 260-TTg ngày 20 /6/1977 của Thủ tướng Chính phủ, các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế sẽ có một số công cụ lao động mà trước đây đã hạch toán là TSCĐ nay hạch toán là tài sản lưu động.
Để xác định chính xác số tài sản cố định hiện có theo tiêu chuẩn mới và số tài sản cố định chuyển thành tài sản lưu động, các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế phải căn cứ vào số liệu hiện vật và giá trị (nguyên giá) của từng đối tượng TSCĐ trên sổ sách kế toán (thẻ TSCĐ, sổ đăng ký TSCĐ), hoặc căn cứ vào kết quả kiểm kê TSCĐ hiện có để phân loại TSCĐ và những công cụ lao động không đủ tiêu chuẩn TSCĐ phải chuyển thành tài sản lưu động.
Việc xác định tài sản cố định theo tiêu chuẩn mới phải tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Vì vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng ghi TSCĐ là vấn đề cơ bản để xác định chính xác số TSCĐ theo tiêu chuẩn mới, đồng thời làm căn cứ để quản lý và hạch toán TSCĐ ở xí nghiệp.
Để giúp các xí nghiệp có căn cứ xác định chính xác các đối tượng ghi TSCĐ, Bộ tài chính gửi kèm theo thông tư này bản phụ lục (xem phụ lục) chỉ dẫn cách xác định đối tượng ghi TSCĐ. Các Bộ, Tổng cục chủ quản, các Sở, Ty chủ quản địa phương căn cứ vào bản phụ lục nói trên để hướng dẫn cách xác định đối tượng ghi TSCĐ cụ thể đối với từng loại TSCĐ cho xí nghiệp thuộc ngành mình, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc hạch toán TSCĐ.
Sau khi hạch toán lại TSCĐ theo tiêu chuẩn mới, các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế phải lập : "Bảng kê TSCĐ hiện có theo tiêu chuẩn mới" và "Bảng kê TSCĐ chuyển thành tài sản lưu động", trong đó ghi rõ : tên TSCĐ, nguyên giá TSCĐ, số đã khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn... báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp duyệt y, đồng thời phải tổ chức chấn chỉnh lại công tác quản lý và hạch toán TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ đã được xác định. Cụ thể là :
- Đối với mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải được đánh một số ký hiệu riêng và phải thành lập hồ sơ TSCĐ về kế toán (gồm các tài liệu liên quan đến công tác kế toán) đi đôi với hồ sơ TSCĐ về kỹ thuật (gồm các tài liệu về mặt kỹ thuật).
- Về kế toán, mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải được mở một "Thẻ tài sản cố định" để ghi chép kịp thời những nội dung cần thiết cho việc quản lý và hạch toán theo từng đối tượng ghi tài sản cố định, đồng thời phải mở "Sổ đăng ký tài sản cố định " theo từng đơn vị sử dụng, từng địa điểm đặt tài sản cố định, nhằm quản lý chặt chẽ tài sản cố định theo từng đơn vị sử dụng và từng địa điểm đặt tài sản cố định.
Đối với những công cụ lao động được chuyển thành tài sản lưu động, các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế phải căn cứ vào giá trị sử dụng của từng loại công cụ này (dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, dụng cụ gá lắp...) mà tổ chức quản lý và hạch toán theo chế độ hiện hành.
Để đảm bảo thống nhất về thời điểm hạch toán, Bộ Tài chính quy định bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 1978 tài sản cố định và công cụ lao động thuộc tài sản lưu động được phản ánh chính xác trên sổ sách kế toán theo tiêu chuẩn mới của Nhà nước quy định, đồng thời hạch toán giẩm vốn cố định và tăng vốn lưu động giá trị những công cụ lao động chuyển thành tài sản lưu động.
II. KẾ TOÁN NHỮNG CÔNG CỤ LAO ĐỘNG ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Căn cứ vào quyết định của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, các đơn vị kế toán ghi sổ việc chuyển những công cụ lao động thành tài sản lưu động như sau :
1)Ghi giảm tài sản cố định và ghi tăng tài sản lưu động theo nguyên giá của những công cụ lao động chuyển thành tài sản lưu động bằng bút toán :
Nợ TK 12 "Công cụ lao động thuộc tài sản lưu động"
(Trước đây gọi là vật rẻ tiền mau hỏng)
2)Ghi giảm vốn cố định và ghi tăng vốn lưu động theo giá trị còn lại của những công cụ lao động chuyển thành tài sản lưu động (nguyên giá trừ số khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn đã trích) bằng bút toán :
3)Số khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn đã trích của những công cụ lao động chuyển thành tài sản lưu động được chuyển thành số phân bổ công cụ lao động thuộc tài sản lưu động, bằng bút toán :
Nợ TK 02 "Khấu hao tài sản cố định"
Có TK 13 "Phân bổ công cụ lao động thuộc tài sản lưu động" (Trước đây gọi là phân bổ VRTMH)
Đồng thời chuyển số khấu hao sửa chữa lớn đã trích nhưng chưa dùng của những công cụ lao động này sang vốn lưu động, bằng bút toán :
và chuyển tiền gửi ngân hàng về sửa chữa lớn sang tiền gửi ngân hàng về vốn lưu động :
Có TK 55 "Các khoản tiền gửi ngân hàng khác" (55.5)
Đối với những công cụ lao động chuyển thành tài sản lưu động thuộc loại áp dụng phương pháp phân bổ 50%, nếu số khấu hao đã trích (khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn) chưa đủ 50% nguyên giá của chúng thì phải tính phân bổ thêm cho đủ 50% và ghi sổ như sau :
Nợ các TK : 22, 23, 24, 25, v.v...
Có TK 13 "Phân bổ công cụ lao động thuộc tài sản lưu động"
Nếu số phân bổ thêm này quá lớn thì hạch toán vào tài khoản " Chi phí chờ phân bổ" để phân bổ dẫn.
Trường hợp số khấu hao đã trích (khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn ) của những công cụ nói trên vượt quá 50 % nguyên giá của chúng thì vẫn chuyển (Nợ TK 02, Có TK 13) bằng số đã khấu hao (không cần phải điều chỉnh giảm), nhưng xí nghiệp phải theo dõi để phân bổ đủ giá trị còn lại khi báo hỏng được chính xác.
III.KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ NHƯỢNG BÁN TSCĐ
1. Kế toán khấu hao TSCĐ cần chú ý các trường hợp sau đây
a)Đối với TSCĐ đã khấu hao cơ bản hết, nhưng không sử dụng được, xí nghiệp vẫn tiếp tục trích khấu hao sửa chữa lớn theo mức và tỷ lệ cũ. Chỉ khác với bình thường là khi hạch toán khấu hao vào chi phí sản xuất hoặc phí lưu thông, xí nghiệp không được ghi giảm vốn cố định.
Số tiền khấu hao cơ bản của những tài sản cố định nói trên được dùng để bổ sung vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất (hoặc quỹ chuyên dùng) của xí nghiệp. Số tiền khấu hao sửa chữa lớn vẫn do xí nghiệp quản lý.
Cách ghi chép kế toán như sau :
1. Hàng tháng trích khấu hao, ghi :
2. Khi chuyển số khấu hao cơ bản đó vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất (hoặc quỹ chuyên dùng), ghi :
Có TK 87 "Các quỹ xí nghiệp" (87.1)
(hoặc TK 96 "Các khoản cấp phát khác")
Đồng thời chuyển tiền gửi tiền gửi ngân hàng về vốn lưu động sang tiền gửi ngân hàng khác :
Nợ TK 55 "Các khoản tiền gửi ngân hàng khác"
b) Đối với TSCĐ chưa khấu hao cơ bản hết đã bị hư hỏng không sử dụng được nữa (do khuyết điểm chủ quan của xí nghiệp) thì xí nghiệp phải làm thủ tục thanh lý.
Phần giá trị chưa khấu hao hết (nguyên giá trừ khấu hao cơ bản đã trích) xí nghiệp phải nộp vào ngân sách và phân bổ dần vào lỗ cho tới khi đủ vốn. Mức nộp vào ngân sách hàng tháng tương ứng với mức trích khấu hao cơ bản của TSCĐ đó khi còn sử dụng được. Nếu TSCĐ xây dựng, mua sắm bằng vốn vay Ngân hàng Nhà nước thì xí nghiệp tiếp tục hoàn trả vốn vay (nếu chưa hoàn trả hết). Số tiền trả Ngân hàng cũng được hạch toán vào lỗ.
Trường hợp này kế toán như sau :
Có TK 01 "Tài sản cố định" (Nguyên giá)
Nợ TK 02 "Khấu hao t ài sản cố định"
Có TK 85 "Vốn cơ bản " (85.1 - số khấu hao đã trích)
2. Phản ánh phần giá trị chưa khấu hao cơ bản hết phải nộp ngân sách hoặc số vốn vay còn phải trả ngân hàng :
Nợ TK 33 " Chi phí chờ phân bổ "
3. Hàng tháng phân bổ dần vào lỗ :
Có TK 33 " Chi phí chờ phân bổ "
(Nếu phần giá trị còn lại hoặc số vốn vay còn phải trả ngân hàng không lớn thì ghi trực tiếp vào tài khoản 99 "Lãi và lỗ" mà không qua tài khoản 33).
4. Khi nộp ngân sách hoặc hoàn trả vốn vay ngân hàng :
- Nếu hoàn trả vốn vay ngân hàng, ghi :
Có TK 72 "Thanh toán tiền vay Ngân hàng về xây dựng
cơ bản bằng lợi nhuận và các nguồn vốn khác "
2. Kế toán nhượng bán TSCĐ giữa các xí nghiệp quốc doanh
Thông tư số 260 - TTg ngày 20/6/1977 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm đối với xí nghiệp nhượng bán, xí nghiệp mua và cấp trên trực tiếp xí nghiệp về nhượng bán TSCĐ.
Kế toán nhượng bán TSCĐ như sau :
a) Đối với đơn vị nhượng bán TSCĐ:
+ Nợ TK 85 "Vốn cơ bản " (85.1)
2. Phản ảnh tài khoản phải thanh toán với ngân sách hoặc phải hoàn trả Ngân hàng về nhượng bán TSCĐ đúng bằng giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán hoặc số tiền vay chưa trả Ngân hàng.
Nợ TK 30 "Sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản"
Có TK 71"Thanh toán với ngân sách " (71.4)
Hoặc TK 72 "Thanh toán tiền vay ngân hàng về XDCB bằng lợi nhuận và các nguồn vốn khác" (đối với TSCĐ) xây dựng mua sắm bảng vốn vay ngân hàng)
3. Phản ánh số tiền thu được về nhượng bán TSCĐ; theo giá thoả thuận :
Có TK 30 "Sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản"
4. Khi nộp vào ngân sách hoặc hoàn trả Ngân hàng số tiền về nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 71"Thanh toán với ngân sách " (71.4)
Hoặc TK 94 : "Vay dài hạn Ngân hàng" đối với TSCĐ xây dựng mua sắm bằng vốn vay Ngân hàng.
5. Trường hợp số tiền thu được về nhượng bán TSCĐ theo giá thoả thuận lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán (hoặc lớn hơn số tiền vay chưa trả đủ Ngân hàng) thì xí nghiệp được dùng khoản chênh lệch này bổ sung vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất (hoặc quỹ chuyên dùng):
Nợ TK 30 "Sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản"
Có TK 87"Các quỹ xí nghiệp " (71.4)
(hoặc TK 96 - "Các khoản cấp phát khác")
Đồng thời chuyển tiền gửi Ngân hàng về vốn lưu động sang tiền gửi Ngân hàng khác :
Nợ TK 55 - "Các khoản tiền gửi Ngân hàng khác" (55.5 hoặc 55.4)
6. Trường hợp số tiền thu được về nhượng bán TSCĐ theo giá thoả thuận ít hơn giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán (hoặc ít hơn số tiền vay chưa trả đủ Ngân hàng) thì xí nghiệp phải nộp khoản chênh lệch đó vào ngân sách hoặc hoàn trả Ngân hàng hoặc phân bổ dần vào lỗ:
Nợ TK 33 "Chi phí chờ phân bổ "
Có TK 30 "Sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản"
(nếu khoản chênh lệch này không lớn lắm thì hạch toán trực tiếp vào tài khoản 99 - "Lãi và Lỗ" mà không qua tài khoản 33)
Hàng tháng phân bổ dần vào lỗ, ghi :
Có TK 33 "Chi phí chờ phân bổ " (khi nộp ngân sách hoặc hoàn trả Ngân hàng số tiền chênh lệch đó, kế toán như điểm 4 trên đây).
Xí nghiệp mua TSCĐ phải thanh toán tiền cho xí nghiệp nhượng bán theo giá mà bên thoả thuận, đồng thời xác định giá trị mới của TSCĐ mua sắm để đảm bảo khấu hao cơ bản đủ vốn. Giá trị mới của tài sản cố định bao gồm :
1. Giá thoả thuận của TSCĐ mua vào
3. Chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có)
Xí nghiệp phải trích khấu hao cơ bản đủ giá trị mới nói trên của TSCĐ.
Để đảm bảo phản ảnh nguyên giá của TSCĐ mua sắm, xí nghiệp mua phải lấy giá trị mới của TSCĐ gồm 3 khoản nói trên cộng với số chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ của bên giao (trừ chi phí cũ về : vận chuyển, lắp đặt, chạy thử) và giá thoả thuận của TSCĐ.
Căn cứ vào "Biên bản giao nhận TSCĐ " và các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ như sau :
+ Ghi tăng TSCĐ theo nguyên giá (gồm : giá thoả thuận của TSCĐ cộng (+)chi phí mới về : vận chuyển, lắp đặt, chạy thử cộng (+)số chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ của bên giao (trừ chi phí cũ về : vận chuyển, lắp đặt, chạy thử) và giá thoả thuận) :
Đồng thời ghi giảm vốn cố định bằng số chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ của bên giao (trừ chi phí cũ về : vận chuyển, lắp đặt, chạy thử) và giá thoả thuận, bằng bút toán :
Trường hợp nhượng bán TSCĐ xây dựng, mua sắm bằng vốn vay Ngân hàng mà được Ngân hàng đồng ý cho chuyển khoản nợ chưa trả sang đơn vị vay mới (đơn vị mua) thì kế toán như sau :
1. Xoá sổ TSCĐ đã nhượng bán bằng bút toán như điểm 1, mục 2 (kế toán nhượng bán TSCĐ).
2. Ghi giảm vốn vay Ngân hàng về xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ bằng số vốn vay trừ số đã hoàn trả Ngân hàng của TSCĐ nhượng bán, bằng bút toán :
Nợ TK 94 - "Vay dài hạn Ngân hàng"
Có TK 72 -"Thanh toán tiền vay Ngân hàng về XDCB bằng lợi nhuận và các nguồn vốn khác "
3. Nếu giá thoả thuận nhượng bán chênh lệch (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) so với số tiền chưa trả Ngân hàng thì số chênh lệch đó được giải quyết và hạch toán như điểm 5, điểm 6, mục 2 (kế toán nhượng bán TSCĐ).
1. Ghi tăng TSCĐ như điểm b, mục 2 (kế toán nhượng bán TSCĐ giữa các xí nghiệp quốc doanh).
2. Phản ánh tăng vốn vay Ngân hàng về xây dựng cơ bản.
Nợ TK 72 -"Thanh toán tiền vay Ngân hàng về XDCB bằng lợi nhuận và các nguồn vốn khác "
Có TK 94 - "Vay dài hạn Ngân hàng".
Trên đây là một số điểm hướng dẫn về hạch toán tài sản cố định và là những nội dung công việc cần thiết để thi hành thông tư số 260-TTg ngày 20/6/1977 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, Tổng cục và Uỷ Ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch phổ biến, hướng dẫn kịp thời cho các đơn vị cơ sở thực hiện.