Quá Trình Hình Thành Phôi

Quá Trình Hình Thành Phôi

- Cơ sở 1: 17 Trần Kim Xuyến, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Cơ sở 1: 17 Trần Kim Xuyến, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

quá trình hình thành và phát triển

Tháng 5/1993 Công ty Khoáng sản Titan Austrailia Hà tĩnh (gọi tắt là Austinh) được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Công ty Khoáng sản Titan Hà tĩnh với đối tác Austrailia. Đến ngày 01/6/1996, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của công ty liên doanh.

Ngày 06/8/1996, UBND tỉnh Hà tĩnh ra quyết định thành lập Công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu Titan Hà tĩnh (TEPEC Hà tĩnh).

Tháng 12/2000, UBND tỉnh Hà tĩnh quyết định chuyển giao việc khai thác, kinh doanh Man gan và than (đồng đỏ) từ Công ty METECO sang cho Công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu titan hà tĩnh và được đổi tên thành Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh.

Ngày 18/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh (Mitraco) thuộc UBND tỉnh Hà tĩnh trên cơ sở tổ chức lại và phát triển Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Mục tiêu xây dựng và phát triển Tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến kinh doanh khoáng sản.

Ngày 10/10/2013 Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh – CTCP (MITRACO) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh theo quyết định số 1847/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con trên nhiều lĩnh vực.

Được Sở Nội vụ Hà Nội cấp phép tại công văn số 3387/SNV-TCPCPCTTN ngày 03 tháng 11 năm 2022, Hiệp hội logistics Hà Nội đã tổ chức Đại hội thành lập nhiệm kỳ 2022-2025 vào ngày 12 tháng 11 năm 2022 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.

Đến dự Đại hội thành lập có đại diện của Sở Công Thương Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban 4), các Hiệp hội bạn và 51 đại biểu trên tổng số 78 đại biểu được triệu tập theo danh sách hội viên tự nguyện có đơn đăng ký gia nhập Hiệp hội Logistics Hà Nội.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết xác định những mục tiêu trọng tâm của Hiệp hội trong nhiệm kỳ thứ nhất, 2022-2025. Nghị quyết của Đại hội cũng công nhận kết quả bầu cử tại Đại hội và ban hành danh sách 16 thành viên Ban chấp hành, 5 thành viên Ban thường vụ và 3 thành viên Ban kiểm tra của Hiệp hội.

Phát biểu tại đại hội, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực logistics, coi đây là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp logistics của Hà Nội hội nhập và phát triển không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn vươn ra thị trường thế giới. Vì vậy, ông Hải mong muốn Hiệp hội Logistics Hà Nội và các doanh nghiệp hội viên cần có nhiều hoạt động phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu trên địa bàn trong thời gian tới.

Hà Nội, với tư cách là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước cần phải phát huy vai trò là đầu mối giao vận tải của các tỉnh khu vực phía Bắc trong đó quan trọng nhất là phải thúc đẩy vận tải đa phương thức thông qua việc quy hoạch một cách hợp lý các trung tâm logitsics cấp quốc gia và khu vực nhằm kết nối và thúc đẩy sự phát triển cân bằng giữa các phương thức vận tải, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics hoạt động trên địa bàn.

Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của Thủ đô, Hiệp hội Logistics Hà Nội mong muốn sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa Chính quyền Thành phố với các hoạt động logistics đang diễn ra trên địa bàn, tham mưu và phản biện các chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt động logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng chính là yêu cầu của cơ quan quản lý hoạt động logistics, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội đặt ra cho Hiệp hội Logistics Hà Nội tại Đại hội thành lập.

(Bqp.vn) - Quân khu 9 nằm ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên trên 36 nghìn km2 với 147 hòn đảo lớn nhỏ; gồm 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, có 743 km bờ biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang; có chung đường biên giới với Campuchia; có 07 cửa khẩu.

Trong Kháng chiến chống Pháp, ngày 10/12/1945, Chiến khu 8 và Chiến khu 9 được thành lập. Chiến khu 8 gồm các tỉnh: Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre và Sa Đéc. Chiến khu 9 gồm các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long và Trà Vinh. Một năm sau, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh giao lại cho Chiến khu 8. Cuối năm 1947 hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc nhập lại rồi chia thành hai tỉnh mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (lấy sông Hậu làm ranh giới hai tỉnh). Long Châu Tiền thuộc Khu 8, Long Châu Hậu thuộc Khu 9. Tháng 12/1950, tỉnh Hà Tiên nhập vào Long Châu Hậu, lấy tên tỉnh là Long Châu Hà thuộc Khu 9.

Tháng 5/1951, chiến trường Nam Bộ có sự thay đổi lớn về tổ chức và địa giới hành chính các tỉnh. Nam Bộ được chia làm hai Phân Liên khu và một Đặc khu: Phân Liên khu miền Đông, Phân Liên khu miền Tây và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập lấy tên là tỉnh Vĩnh Trà và tỉnh Bến Tre của Chiến khu 8 thuộc Phân Liên khu miền Tây. Giải tán tỉnh Rạch Giá, các huyện Châu Thành, thị xã Rạch Giá, Gò Quao sáp nhập vào tỉnh Cần Thơ; các huyện Nam sông Cái Lớn nhập vào tỉnh Bạc Liêu; các huyện Bắc lộ Cái Sắn thuộc tỉnh Long Châu Hà. Như vậy, Phân Liên khu miền Tây lúc này gồm các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Long Châu Hà.

Sau Hiệp định Giơnevơ, tháng 10/1954, Phân Liên khu miền Tây đổi thành Liên Tỉnh miền Tây, tỉnh Rạch Giá được phục hồi trở lại. Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Quân khu 8 (còn gọi là Quân khu 2) và Quân khu 9 (còn gọi là Quân khu 3) được thành lập trở lại. Quân khu 8 gồm các tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc và Bến Tre. Quân khu 9 gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng (thêm một phần tỉnh Bạc Liêu), Rạch Giá, Cà Mau (gồm một phần tỉnh Bạc Liêu) và Hà Tiên. Năm 1969 thành lập tỉnh Châu Hà, gồm tỉnh Hà Tiên và phần đất phía Nam sông Hậu của tỉnh Châu Đốc. Cuối năm 1974 tỉnh Châu Hà đổi thành tỉnh Long Châu Hà, thêm phần đất phía Nam sông Hậu của tỉnh Long Xuyên. Giữa năm 1972, thị xã Cần Thơ được nâng cấp lên thành phố trực thuộc khu và cuối năm 1973, Quân khu 9 thành lập lại tỉnh Bạc Liêu.

Cuối năm 1975, hai Quân khu 8 và 9 trong chiến tranh được sáp nhập lại thành Quân khu 9, gồm 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cửu Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải. Năm 1978 tỉnh Long An thuộc địa bàn Đông Nam Bộ, lực lượng vũ trang tỉnh Long An thuộc sự quản lý, chỉ huy của Quân khu 7. Tháng 12/1991, tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh; tỉnh Hậu Giang tách ra thành tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng (các tỉnh mới bắt đầu hoạt động từ năm 1992). Tháng 12/1996, tỉnh Minh Hải tách ra thành tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu (bắt đầu hoạt động từ năm 1997). Tháng 12/2003 tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ (trực thuộc Trung ương) và tỉnh Hậu Giang (bắt đầu hoạt động từ năm 2004). Đến nay địa bàn Quân khu 9 có 12 tỉnh, thành phố (riêng Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương) là: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.

Trong lịch sử chiến tranh giải phóng, quân và dân Quân khu 9 đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vẻ vang chung của dân tộc. Trên chiến trường đồng bằng sông nước nhiều dân tộc, tôn giáo này, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Quân khu 9 đã vượt qua muôn vàn khó khăn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí sáng tạo, từng bước trưởng thành, lập nên nhiều kỳ tích oanh liệt, cùng với cả nước đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Mỗi vùng đất Quân khu 9 đã ghi lại những chiến công rực rỡ từ Cổ Cò, Giồng Dứa, Tầm vu, Sóc Xoài, Cầu Kè, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Nhật Nguyệt, An Biên trong kháng chiến chống Pháp đến Gò Quảng Cung, Giồng Thị Đam, Hòn Đất, Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chương Thiện, U Minh… trong kháng chiến chống Mỹ đều là những biểu tượng về ý chí quyết thắng, tinh thần sáng tạo trong nghệ thuật quân sự và đấu tranh cách mạng, về tinh thần đoàn kết quân dân và sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, lực lượng vũ trang Quân khu 9 lại tiếp tục vào cuộc chiến đấu mới, giải phóng đảo, đánh địch bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên địa bàn Quân khu, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, xây dựng lại cuộc sống, xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang.

Lực lượng vũ trang Quân khu 9 trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã lãnh đạo, chỉ đạo LLVT luôn phát huy truyền thống, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng; phối hợp cùng với các địa phương tích cực xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố vững chắc; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của địch; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quân khu, góp phần quan trọng tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, thế trận chiến tranh nhân dân trong thời kỳ mới, thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Một là, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố khá vững chắc, trong đó tập trung xây dựng các tiềm lực về chính trị - tinh thần, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh (QP-AN) trong khu vực phòng thủ

Tăng cường tiềm lực chính trị tinh thần, LLVT Quân khu luôn là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nhân dân và các LLVT nắm vững nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, củng cố niềm tin tuyệt đối với Đảng, với chế độ XHCN, đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của địch. Tổ chức tốt công tác giáo dục QP-AP, đã tổ chức 3.941 lớp bồi dưỡng KTQP cho 286.203 người thuộc các đối tượng, đối tượng là chức sắc, chức việc các tôn giáo: 268 lớp/16.080 lượt người (chức sắc 7.846 người, chức việc 8.234 người) và cho gần 6 triệu học sinh, sinh viên. Tích cực tham gia, phối hợp cùng với chính quyền các địa phương xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống chính trị ở các địa phương (nhất là ở cơ sở). Đưa hơn 10 vạn lượt cán bộ chiến sĩ huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác vận động quần chúng. Từ năm 2003 đến nay đã tuyên truyền trong nhân dân hàng ngàn cuộc với hơn 13,8 triệu lượt người tham dự; bồi dưỡng phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên 8.012 người; tham gia xây dựng trên 6.746 cơ sở chính trị (có 790 chính quyền xã, phường và 5.956 tổ chức chính trị - xã hội); hoà giải 661 vụ; ngăn chặn 170 vụ truyền đạo trái phép; vận động 4.351 học sinh bỏ học trở lại lớp tiếp tục học tập và phổ cập giáo dục tiểu học 3.308 người. Thực hiện tốt công tác đối ngoại quân sự với bạn Campuchia, giúp bạn về kinh nghiệm trong chỉ huy, quản lý, đào tạo cán bộ và một phần kinh phí để xây dựng quân đội, phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội, phát triển KT-XH gắn với củng cố, tăng cường QP-AN. Qui hoạch phát triển đi đôi với củng cố tăng cường phòng thủ đất nước, tạo thế trận vững chắc trong KVTP tỉnh, thành phố. Mở rộng và làm mới hàng ngàn km đường trong hệ thống đường dọc ngang, hệ thống thông tin liên lạc trên tuyến biên giới, ven biển, đảo và các trọng điểm trong nội địa; tổ chức xếp, bố trí các khu dân cư ở các địa phương và Đoàn Kinh tế Quốc phòng 959, các nông, lâm trường của quân khu dọc biên giới Tây Nam; tổ chức hàng triệu ngày công xây dựng nhiều công trình chiến đấu, phòng thủ dọc tuyến biên giới, biển, đảo đã tạo nhiều địa hình có lợi và thế trận liên hoàn, vững chắc trong khu vực phòng thủ. Đầu tư gần 2.000 tỉ đồng xây dựng doanh trại cho LLVT.

Tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh, chất lượng và sức mạnh chiến đấu của LLVT quân khu ngày cào được nâng cao, luôn bảo đảm quân số SSCĐ đạt trên 95%; tuyển quân từ năm 1996 - 2010 đạt 100% chỉ tiêu, tỉ lệ đảng viên nhập ngũ đạt 6,29%. Sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị DBĐV đạt 90,42%; bổ nhiệm bố trí SQDB đạt 77,94% nhu cầu, tăng 50,9%. Lực lượng DQTV đạt 1,38% so với tổng dân số; đảng viên 13,89% (tăng 6,39% so với năm 2004); bố trí 69.07% chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn là đảng viên; đào tạo 2.432 đồng chí là chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn; xây dựng chi bộ quân sự xã, phường thị trấn đạt 93,60%. Kếp hợp xây dựng lực lượng với tổ chức huấn luyện, diễn tập SSCĐ, Quân khu đã tổ chức diễn tập PT-01; diễn tập MN-04, PT-8 theo sự chỉ đạo của Bộ.

Hai là, xây dựng Đảng bộ Quân khu luôn đạt tiêu chuẩn TSVM và chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT Quân khu ngày càng được nâng cao.

Thường xuyên tập trung xây dựng cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng TSVM, xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; có trên 90% tổ chức Đảng TSVM, 80% Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; chi bộ đại đội chiến đấu có chi ủy đạt 97,22%. Phát triển hơn 10 nghìn đảng viên, tỉ lệ lãnh đạo của Đảng bộ Quân khu đạt 54,29% (tăng 17,9% so với năm 2001). Đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng 14% (tăng 13,03%); đại học 40% (tăng 7%), sau đại học 2,93% (tăng 2,78% so năm 2001); các chức danh chính ủy, phó chính ủy, chính trị viên đạt 100%, chính trị viên phó đạt 96%. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng Đảng bộ TSVM gắn với xây dựng đơn vị VMTD, chất lượng huấn luyện chiến đấu và giáo dục chính trị không ngừng được nâng cao. Giáo dục chính trị đạt 100% yêu cầu, có 80% khá giỏi; có 558 lượt cơ quan, đơn vị được công nhận có môi trường văn hóa tốt; 211 tập thể và 818 cá nhân tiêu biểu được khen thưởng trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

100% các đơn vị trong LLVT Quân khu 9 đã diễn tập các phương án sẵn sàng chiến đấu; huấn luyện chiến đấu 100% đạt yêu cầu có 75% khá giỏi, quân số huấn luyện đạt từ 97,33% trở lên; tham dự 34 lần hội thao, hội thi cấp Bộ, có 9 lần đạt giải Nhất, 9 lần đạt giải Nhì, 8 lần đạt giải Ba và 01 lần đạt giải Tư toàn đoàn; đào tạo và đào tạo lại gần 5 vạn lượt cán bộ chỉ huy phân đội và nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Quân sự - Công an - Biên phòng đẩy mạnh các hoạt động trị an ở cơ sở, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Xây dựng đơn vị nề nếp chính qui có nhiều tiến bộ khá vững chắc; tình hình vi phạm kỷ luật hàng năm đều giảm (năm 2001 = 1,02% đến 5/2010 còn 0,098%);

Đẩy mạnh tăng gia sản xuất theo mô hình VAC, thu hoạch 131.506 tấn thịt cá, 739.150 tấn rau củ quả, 258.455 tấn lương thực; đưa vào bữa ăn bộ đội bình quân 2.000 đồng/người/ngày (tăng so với năm 2001 = 1.440 đồng), quân số khỏe hàng năm đạt 98,67%; có 82% đơn vị đạt tiêu chuẩn quân y 5 tốt; xây dựng 33 bệnh xá, 05 bệnh viện dã chiến, bệnh viện khu vực, 07 đội điều trị dự bị động viên, với 1.400 giường. Đến nay, xây dựng doanh trại, nhà ở cho 100 % Trung đoàn BB đủ quân, các trung, lữ đoàn binh chủng, nhà trường, bệnh viện, đoàn an dưỡng 30 và xây dựng trụ sở cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn đạt 47,07% (667/1.418). 2 năm (2008, 2009) thực hiện Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thực hành tiết kiệm trong sử dụng kinh phí 13, 5 tỉ đồng. Đảm bảo tốt vũ khí trang bị SSCĐ, hệ số kỹ thuật VKTBKT làm nhiệm vụ SSCĐ đạt từ 0,95 đến 1; hệ số kỹ thuật chung VKTBKT đạt từ 0,61% đến 0,97%. Thu hồi quản lý và xử lý 250 tấn đạn, hơn 7 nghìn khẩu súng và 400 xe ôtô; có 568 sáng kiến được đưa vào ứng dụng, tiết kiệm cho ngân sách quốc phòng 2 tỉ đồng.

Ba là, thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội, tăng cường mối đoàn kết quân dân.

Tổ chức trên 2 triệu lượt bộ đội thường trực, DQTV, DBĐV của LLVT quân khu tham gia cứu hộ, cứu nạn; giúp nhân dân phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt. Điển hình như: 02 đợt chống cháy rừng U Minh vào năm 2002 và năm 2005, Quân khu đã huy động hơn 1.000 quân và hàng chục ngàn lượt lực lượng DQTV, DBĐV bất chấp nguy hiểm, đã cứu chữa kịp thời hàng trăm ngàn ha rừng tràm khỏi bị thiêu huỷ; đưa 218.000 Bộ đội chủ lực, DQTV và DBĐV giúp nhân dân các tỉnh ven biển Tây Nam bộ phòng chống, khắc phục cơn bão số 5 (1997) và cơn bão số 9 (2006); đã trục vớt 200 tàu thuyền gặp nạn trên biển, di dời 14.178 hộ gia đình, dựng lại và sửa chữa 25.964 ngôi nhà, xây dựng mới 10.386 ngôi nhà, tặng quà cho gia đình nghèo, gặp thiên tai trị giá 25 tỉ đồng, cứu trợ 142.260 kg gạo.

Đặc biệt khắc phục sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần thơ, Quân khu 9 đã điều động 500 cán bộ, chiến sĩ và đội ngũ y, bác sĩ, đã cứu sống 29/30 trường hợp trong đó có 17 ca trọng thương, tiếp nhận bảo quản và làm thủ tục bàn giao về gia đình mai táng 49 tử thi. Giúp dân 1,93 triệu ngày công lao động: làm, sửa chữa, tu bổ 1.809 km đường giao thông nông thôn; làm mới và sửa chữa trên 2.000 cây cầu và 402 cống, đập; làm thuỷ lợi, đắp đê bao chống lũ lụt hơn 220 km; thu hoạch, chăm sóc hoa màu 2.862 ha. Xây dựng tặng 1.400 nhà tình nghĩa, 6.100 nhà đại đoàn kết, nhà đồng đội với tổng trị giá 225 tỉ đồng và đóng góp gần 100 tỉ đồng vào chương trình xoá đói giảm nghèo, quỹ “vì người nghèo”, và quỹ “ủng hộ nạn nhân chất độc da cam”; phụng dưỡng 130 Mẹ Việt nam anh hùng; thăm và tặng quà các tổ chức, sở sở thờ tự, gia đình tín đồ tôn giáo và các gia đình dân tộc Khơme gần 10 tỉ đồng; hỗ trợ các gia đình quân nhân khó khăn 3,63 tỉ đồng; khám chữa bệnh 249.140 lượt người và cấp thuốc 6,292 tỉ đồng. Thực hiện Quyết định 290, 188, 142 của Thủ tướng Chính phủ, đã tiếp nhận 135.464 trường hợp, chi trả chế độ 107.990 trường hợp; tích cực chủ động tìm kiếm, cất bốc và đã quy tập được 5.234 hài cốt liệt sỹ ở CPC về nước và 2.145 hài cốt liệt sỹ trong nước.

Trong quá trình công tác, Quân khu 9 đã có 05 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT thời kỳ đổi mới; 56 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ tổ quốc; 01 Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích trong cứu hộ, cứu nạn. Từ năm 2000 - 2009, có 9 tập thể được tặng Cờ thi đua Chính phủ; 56 tập thể được tặng Cờ thi đua Bộ Quốc phòng; 70 tập thể, 150 cá nhân được tặng Bằng khen Chính phủ; 138 tập thể, 209 cá nhân được tặng Bằng khen Bộ Quốc phòng có thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua Quyết thắng hàng năm và trong các nhiệm vụ được giao.

(Bqp.vn) - Trước thực tiễn sử dụng và phát triển những loại vũ khí giết người hàng loạt trong các cuộc chiến tranh thế giới, việc thực dân Pháp đã sử dụng bom cháy napan, phốt pho ở Việt Nam, Đảng và Bác Hồ đã thấy rõ nguy cơ đất nước phải đối mặt với một cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí hủy diệt lớn khi Mỹ thay Pháp nhảy vào Việt Nam. Từ nhận định đánh giá nhạy bén, chính xác này, Tổng Quân ủy đã tích cực làm công tác tổ chức, chấn chỉnh các đơn vị quân, binh chủng đã được xây dựng từ trước và chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời một số quân, binh chủng mới, trong đó có Bộ đội Hóa học.

Bộ đội Hoá học trong buổi ra quân huấn luyện.

Từ năm 1955, Tổng Quân ủy đã giao cho Trường Sỹ quan Lục quân Việt Nam tổ chức tập huấn những nội dung cơ bản về hóa học, nguyên tử cho đội ngũ giáo viên của trường. Năm 1956, Bộ Quốc phòng đã thành lập Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa học ở Cục Quân huấn. Đây là tổ chức tiền thân, cơ quan chỉ đạo phòng hóa của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 17/3/1958, Bộ Tổng Tham mưu ban hành Công văn số 173/BTTM, tổ chức các cơ quan trực thuộc Tổng cục Quân huấn trong đó có Phòng Hóa học - Nguyên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu. Phòng Hóa học - Nguyên tử là cơ quan nghiệp vụ làm tham mưu cho Bộ, chỉ đạo huấn luyện Phòng Hóa học - Nguyên tử trong toàn quân; đồng thời phối hợp với các cơ quan, tổ chức, xây dựng một số cơ quan, đơn vị hóa học theo đề án đã được xác định.

Bộ đội Hoá học thực hành huấn luyện sử dụng trang bị phòng độc cá nhân.

Ngày 19/4/1958, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 214/BTM, giao nhiệm vụ cho Trường Sỹ quan Lục quân tổ chức một tiểu đoàn hóa học trực thuộc lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 6. Đây là tiểu đoàn hóa học đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo hạ sỹ quan hóa học cho toàn quân, đảm nhiệm phòng hóa học hạt nhân và chiến đấu bằng vũ khí lửa; đồng thời, cùng ngày Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập 2 đại đội hóa học trực thuộc Sư đoàn Bộ binh 308 và Sư đoàn Bộ binh 320.

Ngày 19/4/1958, đánh dấu sự phát triển đầy đủ, yếu tố cần thiết cho sự ra đời Binh chủng Hóa học Quân đội nhân dân Việt Nam và được, Bộ Tổng Tham mưu quyết định lấy làm ngày truyền thống của Bộ đội Hóa học (1973). Ngày 9/5/1966, theo Quyết định số 34/QĐ-QP, Phòng Hóa học - Nguyên tử được phát triển thành Cục Hóa học thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Ngày 17/7/1976, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 224/QĐ-QP phát triển Cục Hóa học thành Bộ Tư lệnh Hóa học.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ đội Hóa học đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: biên chế tổ chức, trang bị vũ khí khí tài mới, huấn luyện thường xuyên kỹ chiến thuật, nghiên cứu các loại vũ khí mới của địch, các cách phòng chống các loại vũ khí hoá học của địch. Chiến công đầu tiên của Bộ đội Hóa học là đã tổ chức thả khói ngụy trang Nhà máy Điện Yên Phụ trước các đòn tiến công bằng bom đạn có điều khiển của Không quân Mỹ và đã bảo vệ mục tiêu an toàn.

Trong chiến dịch Khe Sanh năm 1967, Bộ đội Hóa học được giao nhiệm vụ phòng hóa cho các lực lượng tham gia chiến dịch bảo đảm kho tàng, nhiên liệu, vũ khí trang bị kỹ thuật, tránh được tổn thất hoặc giảm tổn thất tới mức thấp nhất do chất độc, chất cháy của địch gây nên, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của chiến dịch khi có tình huống bị địch tập kích bằng vũ khí hóa học. Các phân đội hóa học trực thuộc Bộ lần đầu tiên bảo đảm phòng hóa, sử dụng màn khói, tổ chức nghi binh có hiệu quả, tham gia chiến đấu hiệp đồng quy mô lớn, dài ngày đã thể hiện khả năng tổ chức bảo đảm phòng hóa và tham gia chiến đấu tốt, làm nòng cốt trong công tác phòng hóa và tham gia đánh địch.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ 2 của đế quốc Mỹ, chấp hành Chỉ thị số 43/TM-CT về việc sử dụng màn khói để ngụy trang các mục tiêu, lực lượng hóa học của bộ, các quân khu, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã triển khai thực hiện tích cực nhiệm vụ thả khói, sử dụng màn khói; tổ chức chiến đấu hàng trăm trận, chống lại hiệu quả các loại bom có điều khiển của Không quân Mỹ.

Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975, Bộ đội Hóa học được lệnh huấn luyện khẩn trương, chuẩn bị đầy đủ các loại trang bị xe máy, khí tài phòng hóa, súng phun lửa, chuẩn bị sẵn sàng bảo đảm phòng hóa cho bộ đội trên các hướng chiến dịch, các mũi tiến công của ta.

Trong kháng chiến chống Mỹ, để có những bằng chứng cụ thể về tội ác của giặc Mỹ, làm tài liệu cho Tòa án Béctơrăng Rutxen, Cục Hóa học đã cử một số cán bộ kỹ thuật vào các chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên thu thập hiện vật, vũ khí, phương tiện, các loại chất độc, chất cháy mà Quân đội Mỹ đã sử dụng, tìm gặp phỏng vấn các nhân chứng bị nhiễm độc, quay phim để góp phần vạch tội ác của giặc Mỹ đối với nhân dân ta.

Hiện nay, Bộ đội Hóa học tiếp tục phát huy thành tích trước đây, tích cực thực hiện các nhiệm vụ xác định đánh giá các khu vực bị nhiễm chất độc trên các khu vực của miền Trung, miền Nam, tiến hành các biện pháp tiêu, tẩy độc, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện mới.

Xây dựng nền phòng hoá toàn dân - nhìn từ thảm họa chất độc da cam/điôxin do Mỹ gây ra trong chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đã 50 năm kể từ ngày Quân đội Mỹ bắt đầu phun rải chất độc diệt cây xuống miền Nam Việt Nam, nhưng đến nay hậu quả của chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc điôxin gây ra còn hết sức nặng nề đối với người dân ở nhiều khu vực khác nhau. Nhìn từ thảm họa đó cho thấy, việc quán triệt quan điểm của Đảng để xây dựng nền phòng hoá toàn dân có ý nghĩa quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ đội Hoá học luyện tập tiêu tẩy độc cho môi trường.

Theo số liệu mà Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận thì trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quân đội Mỹ đã sử dụng hàng chục nghìn tấn chất độc hoá học (CĐHH); trong đó, có hơn 9.000 tấn chất độc CS và phương tiện chứa CS, hơn 74 triệu lít chất độc diệt cây với nhiều loại khác nhau; đáng kể nhất là chất độc da cam chứa chất siêu độc điôxin. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới còn công bố các số liệu cao hơn thế. Số nạn nhân ở Việt Nam bị phơi nhiễm chất da cam/điôxin là khoảng 4,8 triệu người. Đây chắc chắn chưa phải là số cuối cùng, vì các “điểm nóng” tồn lưu chất độc điôxin vẫn còn nhiều và việc tiêu tẩy, làm sạch môi trường còn phải tiến hành trong nhiều năm. Khác với việc rà phá bom mìn, việc dò tìm chất độc điôxin vô cùng khó khăn, phức tạp; chưa có loại máy móc nào phát hiện ngay được điôxin tại hiện trường mà phải trên cơ sở phán đoán khu vực nghi vấn, lấy mẫu, đưa về các phòng thí nghiệm chuyên dụng với các máy phân tích có độ nhạy cao tới một phần nghìn tỷ gam mới có thể phân tích, kết luận được về nồng độ điôxin so với ngưỡng cho phép đối với môi trường. Theo tính toán, chỉ cần 80 gam chất này đủ để giết chết khoảng 8 triệu người1. Hơn nữa, đó là loại chất vô hình, khó nhận biết, truyền lan nhanh, phạm vi tác hại rộng và huỷ hoại cơ thể sống một cách âm thầm, lặng lẽ, dai dẳng và phát tác sau nhiều năm. Do đó, thực hiện các giải pháp tổng hợp để góp phần khắc phục hậu quả CĐHH, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của chất độc da cam/điôxin là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết hiện nay. Từ kinh nghiệm phòng hoá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và công tác khắc phục hậu quả CĐHH trong nhiều năm qua, chúng tôi đề xuất một số giải pháp xây dựng nền phòng hoá toàn dân trong điều kiện mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như sau:

Một là, đẩy mạnh giáo dục, nâng cao kiến thức phòng hoá cho toàn dân.

Công tác giáo dục kiến thức phòng hoá phải được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức phù hợp; trong đó, chú trọng đưa kiến thức phòng hoá vào chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, trước hết là với đội ngũ cán bộ các cấp. Trong chương trình giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên, ngoài chương trình chính khoá, cần lồng ghép nội dung phòng hoá trong các hoạt động ngoại khóa. Nội dung và phương pháp tuyên truyền đối với toàn dân phải phù hợp, sinh động, dễ hiểu để mọi người thấy rõ đặc điểm, tác hại, nguy cơ của CĐHH; từ đó, có ý thức phòng hoá cao, biết đề phòng, cảnh giác theo dõi, phát hiện mọi diễn biến bất thường của môi trường xung quanh (sự biến đổi về màu sắc, mùi vị của nguồn nước sinh hoạt, động vật chết, cây cối héo úa hàng loạt không rõ nguyên nhân...); biết xử lý những tình huống thông thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày (bị ngộ độc, gặp khí độc dưới giếng sâu, trong hang hầm, các khí cháy nổ độc hại...). Hệ thống các bảo tàng chứng tích chiến tranh phải liên kết, chia sẻ các tư liệu, hiện vật tố cáo tội ác về cuộc chiến tranh hoá học, nhằm nhắc nhở ý thức cảnh giác cho các thế hệ người dân trong và ngoài nước về thảm họa của chiến tranh hóa học. Thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã cho thấy, chất độc da cam/điôxin được sử dụng rất nhiều ở vùng rừng núi, nơi có các căn cứ hậu phương, tuyến đường vận tải chiến lược trên bộ, các khu sơ tán của cơ quan chỉ đạo kháng chiến của ta; không còn chỗ an toàn tuyệt đối, kể cả những nơi rừng núi hẻo lánh nhất... Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng hóa phổ thông phải thực hiện rộng khắp ở mọi vùng, miền, mọi địa phương trong cả nước. Trong một số trường hợp cụ thể (nơi đã bị nhiễm hoặc có nguy cơ cao), cùng với giáo dục nâng cao kiến thức, ý thức phòng hoá còn phải tổ chức huấn luyện để người dân biết cách thu thập tư liệu về CĐHH (lấy mẫu độc, thu thập vật chứng, quay phim, ghi hình...) để giúp lực lượng chuyên môn khắc phục hậu quả và phục vụ cho mặt trận đấu tranh ngoại giao, kịp thời vạch trần tội ác của những kẻ sử dụng CĐHH.

Hai là, huy động mọi lực lượng, mọi mặt trận tham gia ngăn chặn cuộc chiến tranh hóa học.

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, CĐHH dễ được che đậy ở các dạng có vẻ nhân đạo hơn; chúng không được chế tạo và cất chứa ở dạng vũ khí hoàn chỉnh có thể sử dụng được ngay, mà được bảo quản ở dạng các hợp phần riêng biệt, bảo đảm an toàn hơn, trốn tránh được sự giám sát. Do đó, mọi lực lượng, nhất là các nhà khoa học phải nhạy bén để “nhìn thấy” được những tiền chất có thể chế tạo ra chất độc nguy hiểm để vạch trần và cung cấp thông tin cho việc giám sát quốc tế. Mặt trận ngoại giao phải làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn bản chất cuộc chiến tranh hóa học tàn bạo mà nhân dân phải gánh chịu hậu quả. Thực tế cho thấy, thông thường ban đầu CĐHH thường được sử dụng ở quy mô nhỏ, nhưng sẽ nhanh chóng được phát triển ở quy mô lớn hơn. Năm 1961, lúc đầu, việc “khai quang” cũng chỉ được Mỹ, ngụy tiến hành thử nghiệm ở phạm vi nhỏ, sau khi thấy hiệu quả cao của việc dùng chất diệt cây, có thể phát lộ những nơi ẩn náu của du kích quanh các căn cứ quân sự; có thể phá hoại mùa màng, triệt hạ nguồn lương thực tiếp tế cho Quân giải phóng, nên Mỹ đã quyết định đưa vào miền Nam Việt Nam một lượng lớn chất diệt cây để thực hiện chiến dịch khai quang với mật danh “Ranch Hand” kéo dài suốt 10 năm. Cùng với việc ngăn chặn từ xa, từ quy mô nhỏ, những năm tới, chúng ta cần tiếp tục đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/điôxin; tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, kể cả ở chính các quốc gia đã đưa quân đi xâm lược (đặc biệt là các cựu binh Mỹ và đồng minh đã từng tham chiến ở các chiến trường Việt Nam) để vạch trần những kẻ đã gây tội ác, buộc họ phải thừa nhận sự thật, có trách nhiệm giải quyết hậu quả. Đồng thời, chúng ta cần tích cực vận động các quốc gia là thành viên của tổ chức Công ước Cấm vũ khí hóa học thực hiện tốt trách nhiệm đấu tranh, ngăn chặn thảm họa hoá học.

Ba là, chú trọng tổ chức phòng hoá trong quá trình xây dựng các khu vực phòng thủ (KVPT).

Trên cơ sở quan điểm kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, trong các dự án trọng điểm trên địa bàn phải kết hợp các yếu tố bảo đảm an toàn, phòng chống các tác nhân độc hại cả trong thời bình và trong chiến tranh. Đối với các khu vực trọng điểm, nhạy cảm, đông dân, phải tổ chức đồng bộ các biện pháp phòng hoá, như: đặt các đài, trạm quan sát hoá học chuyên môn và kiêm nhiệm, các khu vực dự kiến triển khai cấp cứu cho người, tiêu tẩy cho phương tiện, địa hình. Các công trình giao thông ngầm, hang, hầm, địa đạo sơ tán và ẩn nấp cho nhân dân phải thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng hoá, như: thông hơi, lọc độc, nguồn dự trữ nước sạch, các công trình, thiết bị lọc, xử lý nguồn nước ô nhiễm... Lực lượng vũ trang và nhân dân trong KVPT phải được trang bị đủ khí tài phòng hoá chế sẵn hoặc ứng dụng, được huấn luyện đầy đủ kiến thức phòng thủ dân sự về phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn, các thảm họa về hoá học, phóng xạ, sinh học theo chương trình quy định của Bộ Quốc phòng. Các cuộc diễn tập KVPT phải lồng ghép các tình huống hoá học, phóng xạ để các lực lượng và nhân dân tập xử trí.

Các cơ sở liên quan đến hoá chất, phóng xạ, hạt nhân trên địa bàn phải có phương án bảo đảm an toàn ngay từ khi thiết kế, thi công; phải xây dựng và luyện tập các phương án để khi có dấu hiệu chiến tranh, các cơ sở này có thể khẩn trương chuyển sang chế độ hoạt động thời chiến, không để xảy ra sự cố, thảm hoạ hoá học, hạt nhân trong KVPT khi bị địch tập kích hoả lực. Các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế của các địa phương cần rà soát, xây dựng các phương án sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, mặt bằng kho, trạm vào nhiệm vụ phòng hoá. Các cơ quan khoa học, cơ sở y tế phải bám sát thực tiễn, cập nhật thông tin liên quan, kịp thời nghiên cứu, kết luận về chất độc mà địch sử dụng, nhất là các chất mới; xác định cơ chế gây tác hại để sản xuất các loại thuốc tiêu độc, cấp cứu phục hồi sức khoẻ cho người, gia súc, phổ biến cách phòng chống cho bộ đội và nhân dân.

Trong các KVPT, cần nghiên cứu biện pháp “đề kháng” dài ngày trong môi trường nhiễm chất độc và bị bao vây, chia cắt; tích cực thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác hại của chất độc, như: quan sát, phát hiện, thông tin, thông báo, báo động kịp thời dấu hiệu và hành động địch sử dụng CĐHH, che chắn địa hình, sơ tán, ẩn nấp, phổ biến kinh nghiệm phòng, chống... Sau mỗi đợt tập kích, mỗi phi vụ phun rải chất độc của địch, cần khẩn trương thực hiện các biện pháp khoanh vùng ô nhiễm, tẩy độc sơ bộ, tạo những “vùng sạch” để tổ chức các hoạt động bám trụ chiến đấu và sản xuất lâu dài, thực hiện “làng giữ làng, xã giữ xã”. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phá thế chia cắt của địch, tạo hành lang vận chuyển tiếp tế lương thực, thực phẩm và vật chất thiết yếu từ “vùng sạch” đến hỗ trợ cho vùng bị tổn thất do CĐHH gây ra.

Bốn là, xây dựng Bộ đội Hoá học, dân quân tự vệ phòng hoá đồng bộ, cân đối, đủ sức thực hiện vai trò nòng cốt trong công tác phòng hoá toàn dân.

Cấp chiến lược, chiến dịch cần tổ chức lực lượng đủ mạnh với hệ thống cơ quan tham mưu chỉ đạo, phân đội phòng hoá chuyên môn, các cơ sở bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật hoá học, cơ sở đào tạo cán bộ và nhân viên kỹ thuật hoá học, cơ sở nghiên cứu... Một bài học kinh nghiệm sâu sắc trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là: do chúng ta chưa có các phương tiện trinh sát, phân tích hiện đại, ở nhiều nơi, Bộ đội Hoá học được chuyển sang đơn vị bộ binh chiến đấu, nên không còn tổ chức nòng cốt về phòng hóa để nghiên cứu, phổ biến kiến thức phòng, chống các chất có độc tính cao. Vì thế, bộ đội và nhân dân nhiều nơi phải “dầm mình” trong chất độc hoá học/điôxin do Quân đội Mỹ phun rải mà chưa biết được hậu quả và mức độ độc hại của nó. Hiện nay, Bộ đội Hoá học được xây dựng ngày càng chính quy, hiện đại; dân quân tự vệ phòng hoá được xây dựng “vững mạnh, rộng khắp”, là điều kiện thuận lợi để phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của các lực lượng này trong công tác phòng hoá. Trên mỗi khu vực, vùng, miền, cùng với hệ thống đài quan sát hóa học chuyên môn và kiêm nhiệm, cần có các cơ sở phân tích hiện đại, có đủ khả năng phát hiện nhanh, chính xác loại chất độc, đánh giá, kết luận được mức độ và phạm vi ô nhiễm. Cùng với chăm lo xây dựng nguồn nhân lực phòng hoá chất lượng cao, cần đầu tư, hiện đại hoá các trang bị hoá học có đủ khả năng phát hiện, đề phòng, xử lý, tiêu tẩy các tác nhân độc hại mới nhất để trang bị cho lực lượng nòng cốt. Nền công nghiệp trong nước, mà nòng cốt là công nghiệp quốc phòng, cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ sản xuất các phương tiện phòng hoá phổ thông từ nguyên liệu trong nước, với sản lượng hợp lý và phân bố dự trữ cân đối trên các hướng chiến lược, các khu vực, từng bước đáp ứng nhu cầu phòng thủ dân sự về phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn và thảm họa CĐHH, phóng xạ, sinh học, góp phần xây dựng nền phòng hoá toàn dân vững mạnh.

(1). Tài liệu tham khảo: Điôxin nỗi đau nhân loại, lương tri và hành động, Nxb QĐND, H. 2005.

Binh chủng Hoá học với nhiệm vụ xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh

Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, nhưng hậu quả của nó để lại còn rất nặng nề đối với con người và môi trường sinh thái. Những năm qua, Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc Phòng đã có nhiều chủ trương, biện pháp, đồng thời triển khai những việc làm thiết thực để khắc phục hậu quả mà cuộc chiến tranh đã gây ra đối với người dân Việt Nam, trong đó có vấn đề xử lý chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh.

Bộ đội Hoá học xứ lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã rải hơn 74 triệu lít chất độc dacam (trong đó có hàng trăm kilôgam chất độc điôxin) và hơn 9.000 tấn chất độc CS trên khắp chiến trường miền Trung, miền Nam. Đến nay, sự độc hại của các chất độc vẫn đang hàng ngày tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân và môi trường sinh thái.

Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc Phòng luôn quan tâm sâu sắc vấn đề trên, đã chỉ đạo trực tiếp Binh chủng Hoá Học chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương các cấp tiến hành khảo sát trên quy mô toàn quốc để đề xuất và thực hiện các phương án xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh. Trên khắp miền Trung, miền Nam, rất nhiều khu đất nhiễm độc tại các bãi chứa, nạp, rửa, đặc biệt ở các sân bay quân sự cũ mà Mỹ đã từng sử dụng trong cuộc chiến tranh. Ví dụ: tại sân bay Biên Hoà, Đà Nẵng, Phù Cát kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng điôxin tồn lưu trong đất tại khu vực này cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép đối với đất phi nông nghiệp (ngưỡng 1.000 ppt), đặc biệt sự thẩm thấu đã đạt đến độ sâu trên 1 m. Trên khắp các khu vực như Tây Nguyên, Quân khu 5, Quân khu 9, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế… đều phát hiện thấy chất độc CS và đạn dược của Mỹ trong chiến tranh chứa chất độc CS.

Việc xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh từ lâu đã được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, các lực lượng đặt ra thành nhiệm vụ cấp thiết phải kiên quyết thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định; Bộ Quốc phòng cũng có các văn bản như: Chỉ thị số 55/CT-QP, Quyết định số 33/2007/QĐ-BQP, Quyết định 1754/QĐ-BQP về nhiệm vụ này… Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trên, những năm qua, Binh chủng Hoá Học đã thể hiện vai trò tiên phong, nòng cốt trong xử lý chất độc hoá học tồn lưu.

Ngay sau chiến tranh Binh chủng Hoá học đã thu gom và xử lý chất độc CS, nhưng triển khai mang tính chất cơ bản thì bắt đầu từ năm 1995 với việc thực hiện nhiều dự án về điều tra, khảo sát, thu gom và xử lý chất độc CS trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị trở vào:

- Tại khu vực Tây Nguyên đã tiến hành điều tra trên địa bàn của 48 huyện thuộc 5 tỉnh và một số kho, cụm kho; phát hiện, thu gom và xử lý 72.336 kg chất độc CS và vũ khí, đạn dược, phương tiện chứa chất độc CS (trong đó có 48.084 kg chất độc CS và 24.252 kg đạn dược chứa CS);

- Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã tiến hành điều tra trên địa bàn của 8 huyện và một số kho; phát hiện, thu gom và xử lý 20.439 kg chất độc CS và đạn dược, phương tiện chứa chất độc CS (trong đó có 19.439 kg chất độc CS và 1.000 kg đạn dược chứa CS);

- Tại Quân khu 5 (trừ Tây Nguyên) đã tiến hành điều tra trên địa bàn của 57 huyện, thị thuộc 7 tỉnh và một số kho, cụm kho; phát hiện, thu gom và xử lý 150.960 kg chất độc CS và đạn dược, phương tiện chứa chất độc CS (trong đó có 56.790 kg chất độc CS và 94.170 kg vũ khí, đạn dược và phương tiện chứa CS);

- Trên địa bàn Quân khu 7 và Quân khu 9 đã tiến hành điều tra tại 170 huyện, thị thuộc 20 tỉnh và một số đơn vị; phát hiện, thu gom và xử lý 55.579 kg chất độc CS và đạn dược, phương tiện chứa chất độc CS (trong đó có 17.227 kg chất độc CS và 38.352 kg đạn dược chứa CS);

- Tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định đã tiến hành xử lý triệt để và an toàn 36.114 kg chất độc CS và đạn dược, thùng chứa chất độc CS.

Đến nay đã điều tra được 283 huyện, quận, thị của 34 tỉnh và một số Cụm kho, kho lớn của Tổng cục Kỹ thuật, Quân khu 4, 5, 7, 9. Tổng số đã phát hiện, thu gom và xử lý hơn 344 tấn chất độc CS và vũ khí, đạn dược, phương tiện chứa chất độc CS (trong đó có hơn 160 tấn chất độc CS và trên 184 tấn vũ khí, đạn dược chứa CS). Về cơ bản, một khối lượng lớn chất độc CS trên khắp miền Trung và miền Nam đã được thu gom và xử lý, trả lại môi trường trong sạch tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, Viện Hoá Học và Môi trường Quân sự thuộc Binh chủng đang chủ trì phối hợp với các cơ quan và đơn vị tiếp tục thực hiện dự án mở “Điều tra, thu gom, xử lý chất độc CS tồn lưu sau chiến tranh trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị đến Kiên Giang” nhằm kịp thời thu gom và xử lý chất độc CS tại các điểm nhỏ lẻ khi địa phương hoặc đơn vị phát hiện thấy. Đồng thời tổ chức huấn luyện, đào tạo cho cán bộ hoá học của các tỉnh, quân khu, quân đoàn về phương pháp thu gom, xử lý chất độc CS đã được Bộ Quốc phòng ban hành.

Từ năm 1995, Binh chủng Hoá Học đã chủ trì phối hợp với Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Học viện Quân y, Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá độ tồn lưu chất độc dacam/điôxin; nghiên cứu các giải pháp xử lý đất nhiễm chất độc dacam/điôxin và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm thời, chống lan toả chất độc ra môi trường xung quanh; nghiên cứu, đánh giá hậu quả và ảnh hưởng lâu dài của chất độc dacam/điôxin đối với con người và môi trường sinh thái, với 3 dự án tại các sân bay Biên Hoà, Đà Nẵng và Phù Cát.

- Tại sân bay Biên Hòa, kết quả phân tích mẫu đất lấy tại nhiều điểm của khu vực này cho thấy hàm lượng chất 2,4-D; 2,4,5-T và điôxin tồn lưu trong đất là rất cao, phân bố không theo một quy luật nhất định và ở các độ sâu rất khác nhau. Với đề tài “Nghiên cứu giải pháp xử lý khu vực đất nhiễm chất độc điôxin”, Binh chủng Hoá học đã nghiên cứu các giải pháp tiêu độc điôxin bằng các phương pháp: hóa học, hoá sinh, quang học. Từ đó, đã triển khai các pilot tiêu độc thử nghiệm và áp dụng các biện pháp chống lan toả đất nhiễm tạm thời; đồng thời, phối hợp triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khác.

- Tại sân bay Đà Nẵng, đã tiến hành lấy và phân tích mẫu, đánh giá mức độ tồn lưu điôxin. Bằng các biện pháp công trình đã hạn chế sự lan tỏa của chất độc ra môi trường. Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp xử lý điôxin bằng phương pháp hoá học (của dự án tại Biên Hoà) trong điều kiện địa hình, thổ nhưỡng của sân bay Đà Nẵng; cũng như phối hợp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khác về dịch tễ học, sinh học.

- Tại sân bay Phù Cát, kết quả phân tích mẫu cho thấy, hàm lượng chất dacam và điôxin tại các lớp đất là rất cao. Đã tiến hành khảo sát địa chất thuỷ văn, đánh giá thổ nhưỡng và thực hiện các biện pháp tạm thời chống lan toả và ảnh hưởng của chất độc.

Các kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát của Binh chủng Hoá học nói riêng và của Bộ Quốc Phòng nói chung phục vụ rất hiệu quả cho việc xây dựng và triển khai các dự án xử lý đất nhiễm, cũng như phục vụ cho các hội thảo, trao đổi, cung cấp thông tin, hợp tác khắc phục hậu quả chất độc tồn lưu sau chiến tranh giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng Mỹ và các tổ chức quốc tế khác. Chính các hội thảo, trao đổi đã góp phần để hai bên hiểu biết, thông cảm và cùng xác định trách nhiệm tốt hơn. Phía Mỹ đã cung cấp thông tin về 11 điểm nóng của một số sân bay để Binh chủng triển khai dự án điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm. Các bên đang phối hợp xây dựng dự án xử lý đất nhiễm tại sân bay Đà Nẵng.

Cùng với việc thực hiện các dự án điều tra, khảo sát nêu trên, Binh chủng Hoá học đã triển khai thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ khả thi để xử lý đất nhiễm chất độc dacam/điôxin trong điều kiện Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu, lựa chọn vật liệu lọc, vật liệu cách ly và các vật liệu khác để cô lập và cách ly tuyệt đối và an toàn đất nhiễm chất độc dacam/điôxin với môi trường; nghiên cứu, xây dựng phương pháp và mô hình chôn lấp đất nhiễm; nghiên cứu quy trình thu gom và xử lý nước ngầm nhiễm chất độc dacam/điôxin... Trong đề tài này, Binh chủng còn phối hợp với Viện Công nghệ Sinh học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nghiên cứu “Phương pháp chôn lấp cô lập tích cực” bằng việc đánh giá thực trạng về chủng loại, số lượng của tập đoàn vi sinh bản địa; sử dụng chế phẩm nhả chậm SlowD kích thích sự tăng trưởng của tập đoàn vi sinh này và tiếp theo là tăng khả năng phân huỷ điôxin bằng vi sinh. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc và kết quả của Đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng dự án xử lý khu đất nhiễm tại sân bay Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Với dự án “Xử lý đất nhiễm chất độc hoá học chứa điôxin tại sân bay Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai”, từ năm 2006 - 2010 Binh chủng Hoá học đã xử lý 100.000 m3 đất nhiễm trên diện tích 4,7 ha bằng phương pháp chôn lấp cô lập cách ly với việc sử dụng các vật liệu cách ly, vật liệu lọc, vật liệu hấp phụ có hệ số an toàn cao; kết hợp với Viện Công nghệ Sinh học chôn lấp cô lập tích cực một phần đất nhiễm; xây dựng hệ thống cống thu và bể xử lý nước ngầm, mương thoát nước mặt; thực hiện các công việc khác có liên quan như theo dõi, giám sát môi trường, phục hồi môi trường, cảnh quan,... Kết quả của dự án đã giải quyết xong một cách cơ bản “điểm nóng” tại sân bay Biên Hoà, góp phần bảo vệ môi trường, trả lại cuộc sống yên bình và an toàn cho những lực lượng và nhân dân sống trên địa bàn.

Với chức năng là lực lượng nòng cốt trong điều tra, khảo sát, khắc phục chất độc tồn lưu sau chiến tranh, Binh chủng Hoá học đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi nguy hiểm, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xử lý chất độc hoá học tồn lưu sau chiến tranh, xứng đáng với lời biểu dương của đồng chí nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi đến thăm Binh chủng năm 2008: “ở đâu có hơi độc, chất độc là các đồng chí đến và những nơi các đồng chí đã đến thì môi trường phải được trở lại trong sạch, an toàn. Đây là nhiệm vụ chiến đấu của các đồng chí trong thời bình. Nhiệm vụ của Bộ đội Hoá học rất nặng nề, quá trình thực hiện không ít khó khăn thử thách; nhưng các đồng chí phải tự hào rằng, đó là lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho các đồng chí. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”.

Năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Trung ương về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hà Tây đã sáp nhập với Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cũ trở thành Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội. Năm 2017, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập 6 đơn vị trực thuộc Sở Y tế (gồm Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Kiểm dịch Quốc tế, Trung tâm kiểm nghiệm Hà Nội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội, Trung tâm TTGDSK Hà Nội và Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội). Năm 2018, thực hiện Quyết định số 4016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tiếp tục được tổ chức lại thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, có trụ sở chính đặt tại số 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Trụ sở chính Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội tại địa chỉ số 70, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Trong suốt quá trình 55 năm xây dựng và trưởng thành (1963 – 2018), các thế hệ cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội luôn đoàn kết, không ngừng nỗ lực học tập, phấn đấu và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân thủ đô. Để đạt được những thành quả đó, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức, người lao động của Trung tâm mà còn phải kể đến sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân và Sở Y tế Hà Nội. Trung tâm đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, khoa xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng của Trung tâm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp II, vận hành theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 17025 và ISO 15189. Đặc biệt, trung tâm đã triển khai và làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại như sinh học phân tử, phân tích đặc điểm gen phục vụ công tác giám sát, phát hiện tác nhân gây dịch bệnh như chẩn đoán và phân týp các vi rút cúm A/B; Mers CoV; vi rút Zika, vi rút hanta, vi rút dengue, tải lượng vi rút HIV, HBV, xác định vi khuẩn dịch hạch, bạch hầu… Các chương trình Y tế Quốc gia và Thành phố được thực hiện đạt kết quả cao, khống chế nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tiến tới thanh toán và khống chế dịch bệnh; cùng với cả nước thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đạt trên 95% giúp khống chế thành công nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi tiến tới loại trừ từng bệnh.

Song song với việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, các vấn đề sức khỏe môi trường, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phòng chống bệnh không lây nhiễm cũng được Trung tâm chú trọng và đẩy mạnh thông qua việc phát triển mạng lưới, thực hiện giám sát phát hiện các nguy cơ; phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thực hiện các biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp để từng bước giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm. Với những thành tựu đã đạt được, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III, II và I; 3 lần được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; nhiều bằng khen, giấy khen, cờ thi đua của Bộ Y tế, UBND Thành phố và của Sở Y tế Hà Nội.

Đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đang từng bước lớn mạnh, bộ máy tổ chức gồm 13 khoa chuyên môn và 3 phòng chức năng với tổng số hơn 500 cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Hoạt động ở nhiều lĩnh vực như phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; kiểm dịch y tế quốc tế; cải thiện tình trạng dinh dưỡng cộng đồng, sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, y tế trường học; phòng chống tai nạn thương tích; giám sát bảo đảm chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; phòng chống ký sinh trùng và côn trùng; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; phòng chống HIV/AIDS và điều trị nghiện chất; truyền thông giáo dục sức khỏe; chăm sóc sức khỏe sinh sản; chỉ đạo hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các lĩnh vực Y tế dự phòng cho Trung tâm Y tế 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác Quốc tế, chia sẻ thông tin là một trong những hoạt động truyền thống trong quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu khoa học được thực hiện ở 100% các khoa, phòng trên toàn bộ các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã và đang tham gia các đề tài hợp tác Quốc tế, đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ; chủ trì nhiều đề tài cấp Thành phố và hàng năm triển khai từ 20 đến 30 đề tài cấp cơ sở. Các kết quả của đề tài được công bố trên nhiều Tạp chí trong nước và Quốc tế. Nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn trong thực tiễn công việc cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào hoạt động chuyên môn. Trung tâm là đơn vị đầu ngành về Y tế Dự phòng của Thành phố, có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong hệ thống Y tế dự phòng toàn thành phố. Ngoài ra, đơn vị cũng là một trong những cơ cở thực hành của các trường đại học, cao đẳng đào tạo đội ngũ nhân lực cho ngành Y tế trên địa bàn Hà Nội.

Trong những năm tới, công tác Y tế dự phòng tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do các dịch bệnh nguy hiểm trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường có thể xâm nhập vào nước ta; các bệnh không lây nhiễm ngày càng là gánh nặng đối với đời sống xã hội; việc cải thiện dinh dưỡng trong cộng đồng đặc biệt là gánh nặng dinh dưỡng kép: tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em khu vực ngoại thành và béo phì ở trẻ em khu vực nội thành đang là thách thức lớn; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát đảm bảo chất lượng nước ăn uống sinh hoạt ngày càng phải được cải thiện…

Nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân thủ đô, lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm quyết tâm xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội ngang tầm khu vực vào năm 2025, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Để thực hiện được nhiệm vụ này các giải pháp được đưa ra gồm: tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thông qua đào tạo trong và ngoài nước; triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh phòng chống bệnh dịch; xây dựng hệ thống giám sát, phòng chống bệnh không lây nhiễm hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng Khoa xét nghiệm thành  Labo trung tâm có cơ sở vật chất và năng lực xét nghiệm ngang tầm các nước trong khu vực thông qua việc nâng cấp và phát triển hệ thống phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III, ưu tiên phát triển các kỹ thuật công nghệ cao phục vụ xét nghiệm chẩn đoán nhanh các dịch bệnh nguy hiểm, xét nghiệm chất lượng nước và an toàn vệ sinh thực phẩm; chủ động xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm, ưu tiên bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp, y tế học đường, các bệnh về dinh dưỡng...; ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các hoạt động của Trung tâm; đẩy mạnh xã hội hóa y tế dự phòng, phát triển dịch vụ kỹ thuật cao và an toàn; tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; đầu tư phát triển các kĩ thuật cao trong lĩnh vực Y tế Dự phòng.

Để thực hiện được những giải pháp trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Uỷ Ban Nhân dân Thành phố, sự chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật từ Bộ Y tế, các Viện đầu ngành, các chuyên gia trong nước và quốc tế; sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành trên toàn quốc. Với bề dày truyền thống 55 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm tiếp tục phấn đấu xây dựng và hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Y tế Dự phòng, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô.

(Bqp.vn) - Binh chủng Thông tin Liên lạc (TTLL) là một binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng tham mưu, đề xuất với Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin quân sự, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước đối với hệ thống thông tin quân sự; huấn luyện, đào tạo, xây dựng lực lượng, bảo đảm trang bị kỹ thuật nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong thế bố trí chiến lược, phòng thủ và tác chiến của quân đội.

Bộ đội Thông tin Liên lạc luôn bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn trong mọi tình huống.

Để Trung ương Đảng, Chính phủ Cách mạng Lâm thời và Bộ Tổng chỉ huy có thể nắm vững và chỉ đạo các đơn vị, các chiến khu, các tỉnh trong cả nước, yêu cầu đặt ra cần phải có ngay một hệ thống TTLL riêng cho quân đội. Trước yêu cầu đó, ngày 09/9/1945, Phòng TTLL quân sự Bộ Tổng tham mưu do đồng chí Hoàng Đạo Thúy phụ trách được thành lập, chính thức triển khai mạng lưới TTLL đầu tiên của quân đội, góp phần quan trọng giúp Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo, chỉ huy quân đội tập trung, thống nhất, nhanh chóng và chính xác. Ngày 09/9/1945 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội TTLL.

Trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (1949), ngày 31/7/1949, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 123-NĐ về việc thành lập Cục TTLL thuộc Bộ Tổng Tư lệnh và ngày 18/6/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 56-SL cử đồng chí Hoàng Đạo Thúy làm Cục trưởng Cục TTLL thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, với các nhiệm vụ hình thành tổ chức cơ quan và đơn vị thuộc Cục, mở lớp đào tạo sỹ quan tham mưu TTLL và cán bộ kỹ thuật sửa chữa vô tuyến điện, điện thoại, máy phát điện, ban hành phương án tổ chức hệ thống TTLL trong toàn quân; sửa chữa, mua sắm các phương tiện khí tài TTLL để trang bị cho các đơn vị; biên soạn tài liệu để huấn luyện cho TTLL toàn quân.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Binh chủng TTLL phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức biên chế, và phương tiện kỹ thuật. Với cách tổ chức liên lạc hợp lý, sử dụng hiệu quả các loại hình phương tiện TTLL, bằng cách tổ chức liên lạc vô tuyến điện theo mạng và vượt cấp, trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ đội TTLL đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm TTLL chỉ đạo, chỉ huy từ cấp chiến lược đến chiến dịch và chiến đấu. Ở bất cứ chiến trường nào trong cuộc tiến công chiến lược cũng đều nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tư lệnh thông qua hệ thống TTLL vô tuyến điện của quân đội do Bộ đội TTLL đảm nhiệm.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ đội TTLL đã có bước tiến mới về phương thức tổ chức bảo đảm cho tác chiến trong một chiến dịch tiến công trận địa quy mô lớn, đã bảo đảm vững chắc cho chỉ đạo, chỉ huy bộ binh, pháo binh, công binh, pháo phòng không. Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật tổ chức bảo đảm TTLL trong một chiến dịch lớn có tầm vóc lịch sử.

Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ đội TTLL phát triển vượt bậc cả về số lượng nhân lực và được trang bị nhiều loại khí tài, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Biên chế tổ chức của Binh chủng TTLL tiếp tục được hoàn thiện và phát triển.

Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ và sự lớn mạnh của Bộ đội TTLL, ngày 31/01/1968, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển Cục TTLL thành Bộ Tư lệnh TTLL, với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy xây dựng các đơn vị thông tin trực thuộc Bộ và làm tham mưu cho Bộ chỉ đạo các đơn vị TTLL toàn quân. Các loại hình TTLL vô tuyến điện, vô tuyến điện tiếp sức, hữu tuyến điện và thông tin chuyển đạt (quân bưu) phát triển mạnh mẽ, các tổng trạm thông tin và trạm thông tin được xây dựng liên hoàn từ trên xuống dưới, bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời, bí mật và chính xác, góp phần cùng quân dân cả nước giành thắng lợi trong các chiến dịch lớn như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch Bình Trị Thiên (1972), Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” (1972). Đặc biệt trong Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), Bộ đội TTLL đã nhanh chóng tổ chức và phát triển hệ thống thông tin chiến lược, nối từ Trung ương tới các chiến trường, các kế hoạch bảo đảm TTLL được xây dựng công phu, chặt chẽ và hiệu quả. Các hướng mũi tiến công được bố trí lực lượng TTLL đi kèm bảo đảm thông suốt bằng các phương tiện vô tuyến điện, hữu tuyến điện, thông tin chuyển đạt với số lượng hoạt động chính thức và dự phòng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu chiến đấu, hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, Bộ đội TTLL đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các khu trung tâm thông tin, mạng liên lạc vô tuyến điện, hữu tuyến điện, các trạm viễn thông, tiếp sức của Bộ và các đơn vị đã hiệp đồng chặt chẽ, tạo nên hệ thống TTLL thông suốt vững chắc, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, tạo thành sức mạnh “Tất cả vì nhiệm vụ tổ chức bảo đảm TTLL phục vụ chiến đấu thắng lợi”. Đây là bước trưởng thành mới của Bộ đội TTLL trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, Bộ đội TTLL là một trong các lực lượng được xác định ưu tiên hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX. Nhiều khí tài, phương tiện thông tin hiện đại được trang bị, trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sỹ được nâng cao để làm chủ các công nghệ hiện đại để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, phát huy truyền thống vẻ vang của binh chủng “Mưu trí, dũng cảm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn trong mọi tình huống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao”.

Binh chủng Thông tin Liên lạc nâng cao hiệu quả công tác kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá

Đối với Bộ đội Thông tin Liên lạc (TTLL), công tác kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác kỹ thuật không chỉ là nội dung then chốt, trực tiếp góp phần đảm bảo cho hệ thống thông tin liên lạc trong toàn quân hoạt động thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống, mà còn là đòi hỏi bức thiết trước yêu cầu đi thẳng lên hiện đại của Binh chủng trong giai đoạn hiện nay.

Là cơ quan đầu ngành thông tin của Quân đội, ngoài nhiệm vụ tổ chức TTLL cho Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Binh chủng TTLL còn có nhiệm vụ bảo đảm trang bị (BĐTB) và bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) thông tin cho toàn quân. Những năm gần đây, nhiệm vụ của Binh chủng liên tục có sự phát triển, nên nhu cầu BĐKT tăng mạnh, số lượng trang bị và hệ thống mạng lưới thông tin cần sửa chữa, nâng cấp, đồng bộ lớn. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức và năng lực của hệ thống BĐKT thông tin các cấp còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra; nguồn ngân sách hằng năm còn hạn hẹp; đầu mối phải bảo đảm trong khắp toàn quân, trên địa bàn cả nước. Đặc biệt, bên cạnh các trang bị thông tin (TBTT) truyền thống, phần lớn đã qua khai thác, sử dụng nhiều năm, Binh chủng đã có bước đi trước đón đầu, đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng nhiều loại TBTT mới hiện đại; trong đó, nhiều trang bị có trình độ công nghệ và hiện đại đứng hàng đầu thế giới, như: hệ thống Trunking, VSAT, truyền hình, truyền dẫn cáp quang, các loại máy vô tuyến điện công nghệ cao nhảy tần tự thích nghi… Công tác BĐKT cho các trang bị này rất phức tạp, yêu cầu khắt khe, có sự khác biệt lớn so với các trang bị thế hệ cũ; các loại vật tư kỹ thuật chuyên dụng thay thế phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên (CB, NV) kỹ thuật có mặt chưa theo kịp sự phát triển, thay đổi nhanh của công nghệ… Thực tiễn đó đã đặt ra cho công tác kỹ thuật (CTKT), ngành Kỹ thuật Binh chủng không ít khó khăn, thách thức cần giải quyết.

Trước tình hình đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, ngành Kỹ thuật Binh chủng đã tập trung đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả CTKT, xác định đây là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt; đồng thời, là đòi hỏi bức thiết trong hoạt động của Ngành cả trước mắt và lâu dài, là nhân tố quan trọng góp phần duy trì, khai thác hiệu quả hệ thống TTLL hiện có, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Ngành đã và đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp về cả tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong tổ chức thực hiện; trong đó, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Một là, chủ động thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng về CTKT. Thực hiện công tác này, ngành Kỹ thuật Binh chủng, trước hết là Cục Kỹ thuật luôn quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về CTKT, nhất là Nghị quyết 382-NQ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và bám sát nhiệm vụ của Binh chủng, tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh xây dựng nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo CTKT. Trong đó, đặt trọng tâm vào nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện quy hoạch hệ thống BĐKT phù hợp với quy hoạch điều chỉnh lực lượng của Binh chủng; đầu tư nâng cao năng lực của cơ sở BĐKT các cấp; đổi mới phương thức BĐKT; xây dựng các quy trình, quy chế, định mức kỹ thuật, thống nhất hoạt động của hệ thống BĐKT thông tin toàn quân… Đặc biệt, Ngành đã chủ động rà soát, nghiên cứu, tham mưu cho Binh chủng và Bộ Tổng Tham mưu tổ chức quy hoạch sử dụng các TBTT trong toàn quân theo hướng giảm chủng loại, tập trung duy trì chất lượng và đồng bộ cho các trang bị có số lượng lớn, còn trong quy hoạch; đồng thời, thống nhất sử dụng một số loại TBTT cho từng đơn vị trong toàn quân, nhất là ở cấp chiến dịch, chiến thuật. Qua đó, đưa ra khỏi biên chế TBTT nhiều trang bị cũ, không còn phù hợp, góp phần thiết thực đổi mới, đồng bộ hệ thống TTLL và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư mua sắm, quản lý, dự trữ vật tư, sửa chữa, nâng cấp trang bị, nâng cao một bước chất lượng, hiệu quả CTKT.

Hai là, coi trọng xây dựng đội ngũ CB, NV kỹ thuật thông tin vững mạnh, làm nòng cốt thực hiện CTKT ở các cấp. Là binh chủng kỹ thuật thuộc lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh về khoa học - kỹ thuật, công nghệ, khi hệ thống TTLL quân sự ngày càng được đầu tư nhiều trang bị thế hệ mới hiện đại, thì việc xây dựng đội ngũ CB, NV kỹ thuật có trình độ cao, chuyên sâu để có thể quản lý, khai thác và thực hiện tốt các nội dung BĐKT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là cơ sở để không chỉ quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ CTKT, mà còn quyết định sự thành công của quá trình hiện đại hoá Binh chủng. Từ nhận thức đó, Ngành đã nỗ lực tập trung xây dựng đội ngũ CB, NV kỹ thuật có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, tay nghề theo từng vị trí công tác; chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành ở các cơ sở BĐKT chiến lược, chiến dịch và nhân viên, thợ kỹ thuật giỏi ở đơn vị cơ sở. Thực hiện chủ trương của Ngành, Cục đã rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CB,NV kỹ thuật các cấp, từ đó xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng. Những năm qua, Cục đã chỉ đạo thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,NV kỹ thuật; kết hợp huấn luyện tại Binh chủng, đơn vị với đào tạo chuyên sâu tại các cơ sở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, Cục đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường cử CB,NV tham gia các dự án, tham gia thi công các công trình thông tin, xử lý các sự cố hư hỏng... coi đây là một “kênh” quan trọng để CB, NV nâng cao trình độ, tay nghề.

Cùng với đó, Ngành duy trì thành nền nếp công tác huấn luyện, tập huấn kỹ thuật hằng năm. Trong huấn luyện, Ngành đã bám sát phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc, sát nhiệm vụ đơn vị”, kết hợp hài hoà huấn luyện toàn diện và chuyên sâu; chú trọng huấn luyện thực hành, tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, tổ chức BĐKT cho trang bị mới, BĐKT trong điều kiện có tác chiến điện tử... Riêng năm 2011, Cục đã trích hàng trăm triệu đồng để thực hiện hợp đồng với Học viện Bưu chính Viễn thông trong đào tạo; qua đó, đào tạo được 8 đồng chí đạt tiêu chuẩn kỹ thuật viên mạng quốc tế; đồng thời, tổ chức gần 20 lớp huấn luyện cho 393 lượt CB, NV kỹ thuật của Binh chủng và toàn quân, với kết quả 100% khá, giỏi. Với những nỗ lực đó, đến nay, đội ngũ CB,NV kỹ thuật của Binh chủng đã có sự phát triển về mọi mặt, đủ khả năng quản lý, khai thác và thực hiện tốt các nội dung BĐKT cho hệ thống TTLL.

Ba là, tập trung đầu tư nâng cao năng lực của các cơ sở BĐKT thông tin và đẩy mạnh phân cấp BĐKT. Trước sự phát triển nhanh của hệ thống TTLL, để thực hiện tốt công tác BĐKT, nhất là cho các TBTT mới, đòi hỏi cần có các cơ sở BĐKT hiện đại, các trang bị sửa chữa, đo lường và quản lý chất lượng phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết trạm, xưởng của các đơn vị cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, trang thiết bị và công nghệ phần lớn đã cũ, các thiết bị sửa chữa chuyên ngành, vật tư thay thế còn ít và thiếu so với yêu cầu. Từ thực tế đó, Cục vừa tham mưu cho Binh chủng kiện toàn hệ thống BĐKT, vừa huy động, tận dụng các nguồn lực đầu tư nâng cấp toàn diện các cơ sở BĐKT do Binh chủng trực tiếp quản lý và các trạm, xưởng cấp chiến dịch, chiến thuật trong toàn quân. Thực hiện Chỉ thị số 2052/CT-BTL của Tư lệnh Binh chủng, Cục đã chỉ đạo và thực hiện kiện toàn, quy hoạch các cơ sở BĐKT trong toàn quân theo từng vùng, miền, hướng chiến lược, hình thành hệ thống BĐKT thông tin ở 3 cấp (chiến lược, chiến dịch, chiến thuật). Đây là cơ sở quan trọng để Ngành thực hiện đổi mới phương thức BĐKT thông tin theo hướng: phân cấp mạnh cho cấp chiến dịch, chiến thuật và theo khu vực; thực hiện kết hợp bảo đảm tập trung với tại chỗ và cơ động.

Cùng với chỉ đạo các đơn vị khai thác, phát huy hiệu quả các trang, thiết bị hiện có, Ngành từng bước đầu tư, mua sắm và bổ sung cho các cơ sở BĐKT các cấp nhiều thiết bị, phương tiện bảo dưỡng, sửa chữa chuyên ngành hiện đại; tăng cường bảo đảm vật tư dự phòng theo quy định, nhất là các vật tư chuyên dụng cho TBTT mới... Đặc biệt, Ngành đã rà soát, xây dựng và từng bước triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp toàn diện các cơ sở BĐKT trong toàn quân. Để việc đầu tư nâng cấp đạt hiệu quả, Ngành thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những nội dung, hạng mục thiết thực phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng của đơn vị. Đến nay, Binh chủng đã hoàn thành giai đoạn 1 đầu tư nâng cấp các cơ sở BĐKT cấp chiến lược (Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao, Công ty Điện tử Z755), 31 trạm, xưởng cấp chiến dịch, 37 trạm sửa chữa cấp chiến thuật, với tổng số vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng. Trong đó, các cơ sở BĐKT cấp chiến lược và 3 trung tâm BĐKT khu vực (phía Bắc, phía Nam và Tây Nguyên) được đầu tư có chiều sâu về công nghệ, đảm bảo đủ sức thực hiện chức năng BĐKT thông tin tuyến cuối cho toàn quân. Các cơ sở cấp chiến dịch, chiến thuật đảm bảo sửa chữa được 100% các TBTT hệ cũ và một phần trang bị mới theo phân cấp. Nhờ thực hiện tốt giải pháp trên đây, năng lực bảo đảm của Ngành được nâng lên rõ rệt, đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa TBTT của các đơn vị, hạn chế việc các đơn vị phải đưa trang bị về sửa chữa tại các nhà máy của Binh chủng, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống TTLL.

Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến, thiết kế, chế thử và sản xuất các loại trang bị, vật tư kỹ thuật. Đây là giải pháp cơ bản, then chốt, giúp Binh chủng chủ động trong BĐTB, BĐKT, nhất là cho TBTT thế hệ mới, hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài. Nhận thức rõ điều đó, Binh chủng đã chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm thu hút đông đảo CB, NV tham gia vào công tác này. Trong quá trình triển khai, Ngành lấy Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao, Công ty Điện tử Z755 và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành làm nòng cốt, qua đó, mở rộng công tác nghiên cứu, cải tiến các loại trang bị, vật tư kỹ thuật ra toàn Ngành. Cùng với đầu tư nghiên cứu, cải tiến các trang bị kỹ thuật thông tin thế hệ cũ, Binh chủng coi trọng nghiên cứu khai thác làm chủ trang bị mới; trong đó, tập trung mũi nhọn vào nghiên cứu, cải tiến, thiết kế, chế thử và phối hợp với các cơ sở công nghiệp quốc phòng sản xuất các loại trang bị, vật tư kỹ thuật, phụ tùng đồng bộ chuyên dụng. Thời gian qua, Ngành đã nghiên cứu, chế tạo thành công một số loại trang bị, vật tư kỹ thuật, như: thiết bị ghép kênh thông tin sợi quang; MUX quang 4E1; tổng đài IP; các loại máy vô tuyến điện sóng ngắn dùng cho cấp chiến dịch, chiến thuật… Đặc biệt, Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao và Công ty Điện tử Z755 đã nghiên cứu nội địa hoá, chế tạo thành công các bảng mạch máy vô tuyến điện: XD-D9B1, PRC25, XD-D18… Ngoài ra, các cơ sở này còn chế tạo được một số thiết bị phục vụ công tác BĐKT cho cấp chiến dịch, chiến thuật, góp phần thực hiện tốt chủ trương phân cấp BĐKT nâng cao chất lượng, hiệu quả CTKT của Binh chủng.

Nhiệm vụ của ngành Kỹ thuật Binh chủng trong giai đoạn mới rất nặng nề. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các yêu cầu, giải pháp trên đây là cơ sở quan trọng để Ngành hoàn thành thắng lợi, chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Binh chủng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương thành lập năm 1902. Năm 1961, Trường được tách ra từ Trường Đại học Y Dược thành Trường Đại học Dược khoa và nay là Trường Đại học Dược Hà Nội.

Trường được hình thành ở ấp Thái Hà vào ngày 27/02/1902, sau đó chuyển vào trung tâm thành phố 13-15 Lê Thánh Tông ngày nay, Trường có một thư viện và một bệnh viện thực hành 40 giường bệnh. BS Alexandre Yersin được bổ nhiệm làm giám đốc.

Ngày 26/07/1909, chính phủ Pháp ra sắc lệnh quy định một số vấn đề về đào tạo Dược. Năm 1914 Ban Dược được thành lập, việc đào tạo Dược sỹ bắt đầu được thực hiện từ đó.

Thời kỳ đầu, trường đào tạo thầy thuốc phụ tá (assistant médecin) sau đổi thành thầy thuốc bản xứ (Médecin indigene), sau đó lại đổi thành y sỹ và dược sỹ Đông Dương (Médecin indochinois).

Năm 1926, trường bắt đầu đào tạo bác sĩ và dược sĩ hạng nhất (tương đương dược sỹ đại học ngày nay) nhưng phải qua kì thi tốt nghiệp tại Pháp. Đến năm 1936, Trường thực hiện thi tốt nghiệp và cấp bằng cho các dược sỹ hạng nhất tại Đông Dương.

Ngày 15/10/1941, Chính phủ Pháp đổi tên Trường Y - Dược thực hành Hà Nội thành Trường Đại học Y - Dược Đông Dương.

Cách mạng tháng Tám thành công, Trường Đại học Y - Dược Đông Dương được đổi tên thành Trường Đại học Y - Dược khoa. Ngày 15/11/1946 Bộ Quốc gia Giáo dục tổ chức khai giảng khóa đầu tiên. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trường Đại học Y - Dược khoa của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sơ tán đến vùng kháng chiến Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Y - Dược khoa ở Việt Bắc trở về tiếp quản Trường Đại học Y - Dược cũ của Pháp để lại, đảm nhận công tác đào tạo cán bộ y tế trong giai đoạn mới. GS Hồ Đắc Di được bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách ban Y là ông Mai Văn Bộ, Phó Hiệu trưởng phụ trách ban Dược là GS Trương Công Quyền.

Ngày 29/09/1961, do yêu cầu phát triển của ngành, Bộ Y tế ra Quyết định số 828//BYT/QĐ, tách Trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội thành hai trường: Trường  Đại học Y khoa Hà Nội và Trường Đại học Dược khoa Hà Nội. Việc tách 2 trường chính thức được thực hiện vào đầu năm 1964. Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Dược khoa Hà Nội là DS Vũ Công Thuyết, Phó Hiệu trưởng là GS Trương Công Quyền.

Ngày 11/9/1985, Trường Đại học Dược khoa Hà Nội đổi tên thành Trường Đại học Dược Hà Nội theo Quyết định số 1004/BYT - QĐ, của Bộ trưởng Bộ Y tế. Từ đó đến nay Trường hoạt động chính thức với tên gọi Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tính đến 6-2013, Trường đại học Dược Hà Nội đã đào tạo được hơn 11.000 dược sỹ, hơn 2000 dược sỹ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2, trên 600 thạc sỹ dược học và hơn 100 tiến sỹ dược học. Trong số đó có nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo của ngành y tế, của các trường đại học Y - Dược và các Viện, Bệnh viện, cơ sở y tế trong cả nước.

Về nghiên cứu khoa học, nhà trường cũng luôn khẳng định đó là thế mạnh của mình. Đã có gần 2000 đề tài nghiên cứu khoa học (26 đề tài cấp nhà nước) được nghiệm thu. Nhiều đề tài khoa học được chuyển giao vào sản xuất cho ra những sản phẩm dược không chỉ nâng cao sức khỏe người dân mà còn mang lại lợi ích kinh tế như: viên nang dầu cá, dầu gấc, artemisinin và artesunat đủ để sản xuất thuốc chống sốt rét trong nước và xuất khẩu phục vụ chương trình phòng chống sốt rét toàn cầu...

Về hợp tác quốc tế, Trường đã có nhiều hợp tác đa phương và song phương với hơn 30 tổ chức và các trường đại học trên thế giới… Trường đã và đang giữ vai trò đầu mối trong việc phát triển nhiều dự án liên trường, liên đơn vị với tổng kinh phí trị giá nhiều triệu đôla. Trong những năm gần đây, trường đã từng bước chuyển đổi hợp tác quốc tế theo hướng chủ động, bền vững, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt hàng năm nhà trường đã cử nhiều cán bộ và sinh viên đi trao đổi khoa học, học tập nâng cao trình độ tại các nước bạn, đồng thời cũng tiếp nhận nhiều sinh viên quốc tế đến thực tập tại trường. Từ tháng 10/2012 được sự hỗ trợ và tạo điền kiện của Chính phủ Pháp, nguồn lực của Quỹ Piere Fabre, sự hợp tác giúp đỡ của các trường ĐH Pháp Nhà trường đã liên kết với Trường ĐH sức khỏe Lào, ĐH Khoa học sức khỏe Campuchia khai giảng khóa I đào tạo thạc sĩ Dược cấp bằng Châu Âu. Với mục tiêu đào tạo một đội ngũ cán bộ dược thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật quốc tế, đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực y tế.

Với những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng, phát triển và phục vụ đất nước, Trường Đại học Dược Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:

- Huân chương Độc lập hạng nhì ( 2012)

- Huân chương Độc lập hạng ba (2006)

- Huân chương Lao động hạng Nhất (2001)

- Huân chương Lao động hạng Nhì (1996)

- Huân chương Lao động hạng Ba (1975 cho Trường, 2008 cho Công đoàn Trường)

- Huân chương Kháng chiến hạng Ba (1973)

- Huân chương Tự do hạng Nhất của CHDCND Lào (1983)

II. CÁC MỐC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN:

Theo http://asean.mofa.gov.vn (Ban thư ký Asean Quốc gia Việt Nam)

Lời giải SBT Sinh 11 Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

TOPBAG.vn ra đời vào năm 2011, là thương hiệu bán lẻ của Công ty TNHH TM & CN Sao Hà Nội, với bề dày kinh nghiệm là một trong những đơn vị cung cấp các sản phẩm vali kéo, balo, túi xách chuyên nghiệp đầu tiên tại Hà Nội, chúng tôi cam kết mang tới khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, mẫu mã đa dạng nhất, với mức giá cạnh tranh nhất, luôn rẻ hơn các siêu thị và trung tâm thương mại 10-30%.

TOPBAG.vn - Hệ thống cửa hàng vali kéo, balo, túi xách ra đời năm 2011

Bên cạnh việc nâng cấp, mở rộng cửa hàng, cùng với xu hướng mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ, từ năm 2013 TOPBAG.vn đẩy mạnh hệ thống thương mại điện tử, với các website, fan page, kênh youtube... Giờ đây, chỉ cần vài cú click chuột, quý khách có thể có thể dễ dàng tra cứu thông tin, hình ảnh, video của sản phẩm, từ đó tìm được sản phẩm mà mình yêu thích. TOPBAG.vn sẽ giao hàng và nhận thanh toán tại nhà theo yêu cầu đặt hàng từ quý khách.

Hệ thống cửa hàng TOPBAG.vn đã cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm vali, balo, túi xách tới khách hàng

Trong quá trình phát triển của mình, TOPBAG.vn luôn nhận được sự ủng hộ của đông đảo quý khách hàng, với doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm, đây là sự khích lệ, là động lực để chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ tốt hơn nữa các yêu cầu ngày càng cao từ quý khách hàng. TOPBAG.vn luôn lấy phương châm "KHÁCH HÀNG LÀ TRUNG TÂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN" làm kim chỉ nam cho mọi định hướng xây dựng thương hiệu.

TOPBAG.vn là đại lý chính hãng của hơn 30 thương hiệu vali, balo, túi nổi tiếng trong nước và quốc tế

Hiện nay, TOPBAG.vn là đại lý chính hãng của hơn 30 thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế như Sakos, Tucano, La Brujula, Prince, Epoch, Meganine, Travel King, Reyee, Tomtoc, Glossy Diamond, Simplecarry, Mikkor, Brothers, Umo, Cartinoe, Stargo... Các sản phẩm được TOPBAG.vn bán ra có chất lượng tốt, chuẩn chính hãng 100%, chế độ bảo hành dài hạn từ 2-15 năm miễn phí, và đặc biệt là mức giá cực kỳ ưu đãi, cam kết rẻ hơn siêu thị và trung tâm thương mại 10-30%.

TOPBAG.vn cam kết mức giá ưu đãi rẻ hơn siêu thị và trung tâm thương mại 10-30%

Trong hành trình hướng tới tương lai, TOPBAG.vn xây dựng tầm nhìn là HỆ THỐNG CỬA HÀNG cung cấp các sản phẩm vali kéo, balo, túi xách, phụ kiện du lịch hàng đầu tại Hà Nội, là địa điểm mua sắm yêu thích của đông đảo khách hàng với những lợi ích vượt trội:

- Sản phẩm đa dạng, phong phú, chính hãng, chất lượng tốt.

- Giá cả cạnh tranh nhất, rẻ hơn hẳn các siêu thị và trung tâm thương mại.

- Địa điểm mua hàng thuận tiện nhất thông qua việc mở rộng hệ thống cửa hàng.

- Chính sách giao hàng nhanh nhất, giao nhanh trong 30 phút tại nội thành Hà Nội.

- Chính sách hậu mãi, bảo hành tốt nhất với thời gian bảo hành miễn phí lên tới 10 năm.