Phụ huynh không khắt khe nhưng cần được tôn trọng
Phụ huynh không khắt khe nhưng cần được tôn trọng
Thực hiện Chương trình "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030" ban hành theo Quyết định 387/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội Khuyến học Việt Nam ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu Dòng họ học tập theo Quyết định số 242/QĐ-KHVN ngày 28/7/2022. Mô hình Dòng họ học tập không chỉ quan tâm đến sự học của học sinh, sinh viên, mà còn nhấn mạnh đến sự học của người lớn với những chỉ số cho điểm rất rõ ràng và cần được quan tâm đúng mức. Thực tế, nhiều dòng họ đã và đang có những hình thức giáo dục, tạo điều kiện cho con em, người lớn trong dòng họ học tập, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, văn hóa, ứng xử, làm ăn kinh doanh, phát triển bản thân, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần trong dòng họ. Đó chính là những yếu tố quan trọng bồi đắp văn hóa tốt đẹp của mỗi dòng họ.
Ở tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2014 đến năm 2021, kế thừa và phát huy mô hình Dòng họ khuyến học, mô hình Dòng họ học tập được áp dụng cho cả dòng họ, hội đồng hương có tổ chức Ban khuyến học. Từ năm 2022 đến nay, mô hình Dòng họ học tập được đúc kết kinh nghiệm, nhân rộng ở nhiều địa phương. Đến giữa năm 2024, toàn tỉnh có 816 dòng họ/hội đồng hương có tổ chức Ban Khuyến học; trong đó có 448 dòng họ/hội đồng hương đăng ký xây dựng Dòng họ học tập ( đạt 54,9%), ước đạt danh hiệu Dòng họ học tập có 357 dòng họ/hội đồng hương (ước đạt 43,75%).
Dòng họ Nguyễn Đức xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Ban Khuyến học vận động các gia đình trong dòng họ đoàn kết, hỗ trợ con em có điều kiện thuận lợi trong việc học tập. Nhờ đó, 100% con em trong dòng họ trong độ tuổi đi học đều được đến trường; các cháu thi đua học giỏi, chăm ngoan, lễ phép; 100% người lớn đều đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở và đăng ký xây dựng mô hình Công dân học tập; 100% gia đình trong dòng họ đạt Gia đình học tập và Gia đình văn hóa. Từ năm 2018 đến nay, dòng học Nguyên Đức duy trì danh hiệu Dòng họ học tập và được suy tôn Dòng họ tiêu biểu ở địa phương.
Dòng học Kbuôr, buôn Krông A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột có trên 70 gia đình, đã triển khai xây dựng mô hình Dòng họ học tập từ năm 2015. Đến năm 2018, dòng học Kbuôr đã được UBND xã Ea Tu quyết định công nhận là Dòng họ học tập. Từ đó đến nay, mọi người dân trong dòng họ luôn luôn ý thức trách nhiệm học tập suốt đời. Theo đó, mọi người đề đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, không có hộ nghèo; gia đình nào cũng ấm no, hạnh phúc; con cháu học hành tiến bộ; 100% gia đình trong dòng học đạt Gia đình học tập, nhiều gia đình có con vào học đại học, tiêu biểu như gia đình bà H’ Bon Kbuôr, có 4/4 con có trình độ đại học và có việc làm.
Ông Võ Duy Cảnh (bên phải) nhận giải thưởng “học không bao giờ cùng” tại Đà Năng, tháng 7-2023. Ảnh: Thái Anh
Dòng họ Võ Duy, thôn Đồng Tâm, xã Ea Tih, huyện Ea Kar có 32 hộ 55 khẩu và có trên 30 con cháu đang theo học từ trường mầm non đến đại học. Dòng họ đã tích cực hưởng ứng phong trào “ Đắk Lắk thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời”, duy trì phong trào khuyến học, xây dựng Quỹ khuyến học trên 200 triệu đồng. Từ năm 2022 đến nay, Dòng họ duy trì liên tục danh hiệu Dòng họ học tập, có nếp sống văn minh tiêu biểu. Ông Võ Duy Cảnh, 67 tuổi là Trưởng họ tiêu biểu về tấm gương học tập suốt đời, tham dự Lễ tuyên dương những người có thành tích xuất sắc trong phong trào “học không bao giờ cùng” tổ chức tại Đã Nẵng ngày 14/7/2023.
Như vậy, có thể thấy hoạt động khuyến học trong một dòng họ không chỉ dừng lại ở việc thành lập quỹ khuyến học, trao học bổng, tuyên dương khen thưởng người có thành tích học tập tốt hay hỗ trợ học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn trong dòng họ được tiếp tục đi học. Khuyến học là sự khuyến khích học tập suốt đời của tất cả mọi người, mọi độ tuổi, ngành nghề, giới tính… để có tri thức mới, hình thành những kỹ năng mới giúp lao động hiệu quả hơn, cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn..
Nếu các dòng học hiểu và thực hiện khuyến học theo nghĩa đó, đồng thời có cách thức tổ chức phù hợp để đạt những chỉ số trong bộ tiêu chí Dòng họ học tập của Trung ương hội Khuyến học Việt Nam đề ra sẽ góp phần xây dựng văn hóa dòng họ tốt đẹp. Qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập của đất nước./.
CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH THANH HÓA
VỀ VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP ỦNG HỘ NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO MƯA LŨ GÂY RA
- Đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh.
- Các doanh nghiệp, doanh nhân; con em Thanh Hóa đang sinh sống, công tác ở tỉnh ngoài, nước ngoài; người tỉnh ngoài, nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 10 và áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to; với lượng mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và của Nhân dân. Lũ lụt đã làm 19 người chết và mất tích, hàng chục người bị thương; hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước, hàng trăm nhà bị trôi, sập, hư hỏng hoàn toàn; hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập; nhiều tuyến đường, trường học, trạm y tế, công trình công cộng bị hư hại nặng nề. Đến nay, đang có hàng nghìn hộ gia đình lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, cần sự giúp đỡ kịp thời.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình có thân nhân bị mất và gửi lời thăm hỏi ân cần đến Nhân dân vùng bị thiệt hại do lũ lụt gây ra.
Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “Nhường cơm sẻ áo”, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tha thiết kêu gọi Đồng bào, đồng chí và cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang trong tỉnh; các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hãy dành cho đồng bào vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra sự giúp đỡ về tinh thần, vật chất để góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hãy giành ít nhất hai ngày lương hoặc hai ngày công lao động để ủng hộ.
Mọi ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh xin gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa, số 16 Hạc Thành, phường Tân Sơn, Thành phố Thanh Hóa (Tên tài khoản: Quỹ phòng chống bão lụt (MTTQ); Số tài khoản: 3751.0.9050214; mã ĐVQHNS: 9050214 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa).
Chúng tôi cam kết mọi sự đóng góp sẽ được chuyển nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, giúp nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Thanh H óa, ngày 13 tháng 10 năm 2017
T/M BAN THƯỜNG TRỰC UBMTTQ TỈNH
Kính gửi: - Các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm; - Các thầy - cô giáo, nhân viên đương chức và đã nghỉ hưu; - Các bậc phụ huynh và các con học sinh…
Người Việt Nam ta có truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa về thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có người khó khăn, hoạn nạn: Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng!; Một con ngựa đau - cả tàu bỏ cỏ!; Tối lửa tắt đèn có nhau… Vì mỗi con người có hoàn cảnh và cuộc sống khác nhau, nên khi mà tạo hóa đã ban tặng cuộc sống hiện nay là chúng ta đã có những gì tốt đẹp nhất và may mắn hơn rất nhiều so với những mảnh đời còn kém may mắn hơn. Trường THCS Cát Linh trong những năm học qua, với sự ủng hộ nhiệt tình của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các thầy - cô giáo, nhân viên đương chức và nghỉ hưu, các bậc phụ huynh và các con học sinh… đã làm tốt công tác thiện nguyện để thể hiện tình cảm yêu thương và sự sẻ chia qua những tấm bánh chưng, những túi quà Tết hay những phong bào “lì xì” mừng tuổi bạn nghèo ngay trong lớp, trong trường mình hay những quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm… gửi tới các bạn, các em học sinh nghèo trên cùng dải đất hình chữ S này, chủ yếu ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc... Vậy chúng ta hãy tiếp tục cùng chung tay, góp sức để mang lại cho các bạn, các em học sinh nghèo vùng cao Tây Bắc thuộc tỉnh Lào Cai những món quà ý nghĩa, những niềm vui nho nhỏ của cuộc sống ngay đầu năm học mới 2018 - 2019 này với tình cảm Lá lành đùm lá rách - Lá rách ít đùm lá rách nhiều... để thấy cuộc đời hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn… như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết lời trong một bài hát: Sống trong đời sống - cần có một tấm lòng! Chi bộ, Ban giám hiệu, BCH Công đoàn và Ban phụ trách thiếu nhi trường THCS Cát Linh đã lên kế hoạch chương trình: “TẶNG QUÀ HỌC SINH NGHÈO LÀO CAI CHUẨN BỊ BƯỚC VÀO NĂM HỌC MỚI 2018 - 2019” bao gồm 02 hoạt động chính:
1. Giao lưu - kết nghĩa và tặng quà trường THCS&THPT huyện Bát Xát:
Hướng dẫn học sinh luyện tập môn Toán trên máy tính cầm tay.
Đường đi đến các bản để vận động học sinh ra lớp.
Năm học 2018 - 2019, tổng số học sinh THCS là 139 em, trong đó 41 em thuộc gia đình hộ nghèo; phần lớn là gia đình cận nghèo hoàn cảnh rất khó khăn, nhiều thôn xa trường đi lai rất khó khăn: Xéo Pờ Hồ, Tả Pờ Hồ (cách trường 10 km đường đất). Trong học tập thì đa phần các em thiếu SGK theo chương trình VNEN, đồ dùng học tập (đặc biệt là máy tính cầm tay); trong sinh hoạt bán trú tuy nhiều em rất bé nhưng vẫn phải đi lấy củi, tham gia nấu ăn, rửa bát… ảnh hưởng tới thời gian học tập. Mặc dù vậy, năm học vừa qua các em cũng đạt 02 giải học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 là phần thưởng động viên rất lớn đối với thầy và trò nhà trường. Những ngày này, thầy và trò nhà trường đang khẩn trương lao động, dọn dẹp và sắp xếp chỗ ở, vệ sinh trường lớp... chuẩn bị tựu trường và khai giảng năm học mới. Để giúp làm vơi bớt nỗi nhọc nhằn trong hành trình đi tìm tri thức đầy gian nan của các em, chương trình thiện nguyện trường THCS Cát Linh dự kiến tặng 01 tủ nấu cơm công nghiệp, loại nấu được 30 kg gạo (từ 08 - 10 khay) và nấu bằng gas, có trị giá 13.500.000đ/tủ; 01 nồi nấu canh bằng điện, loại 100 lít, trị giá 8.000.000đ/nồi => dự kiến ủng hộ tại đây khoảng 21.500.000đ (đơn vị bán 02 sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ công vận chuyển từ Yên Bái lên, toàn bộ phụ kiện và công lắp đặt, vì tại Lào Cai không có cơ sở nào bán sản phẩm này?!).
2. Trao quà cho học sinh nghèo trường Tiểu học số 1 xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, nơi có 225 em còn rất bé, hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc rất khó khăn nhưng vẫn quyết tâm đến trường để “học lấy con chữ” theo lời kêu gọi, vận động của các thầy - cô giáo nơi đây!
Chương trình thiện nguyện trường THCS Cát Linh dự kiến tặng mỗi em 05 vở ôli loại 72 trang (225HS x 05 vở x 5.000đ/vở = 5.625.000đ) cùng 04 chiếc bút viết chữ A (225HS x 04 bút x 2.000đ/bút = 1.800.000đ) => dự kiến ủng hộ tại đây khoảng 7.500.000đ (sẽ nhờ cô Nguyễn Thị Nhài đặt mua giúp ở huyện Bảo Thắng để đỡ công vận chuyển. Cô Nhài là nhà hảo tâm đã kết nối trường ta với chương trình thiện nguyện tại Bảo Thắng dịp Xuân Mậu Tuất vừa qua). Với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đương chức chỉ tiết kiệm một ngày lương, mỗi học sinh giúp một bữa quà sáng và mỗi mạnh thường quân, mỗi nhà hảo tâm, mỗi thầy - cô giáo, nhân viên đã nghỉ hưu và mỗi phụ huynh học sinh một chút quà tùy tâm là chúng ta đã góp phần mang lại sự sẻ chia, sự quan tâm, giúp đỡ tới những mảnh đời còn bất hạnh kém may mắn hơn chúng ta... góp phần cho ngày Khai trường năm học 2018 - 2019 có ý nghĩa hơn, tràn đầy hạnh phúc hơn với học sinh trường THCS Cát Linh, THCS&THPT huyện Bát Xát và Tiểu học số 1 xã Thái Niên! Mọi đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ bằng vật chất (quần- áo, sách- vở, cặp- túi xách, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm, quà bánh…) và nhất là kinh phí hỗ trợ 02 hoạt động trên đây, xin liên lạc trực tiếp với cô giáo Hoàng Thị Đào - Chủ tịch Công đoàn (0982.916.516) hoặc cô giáo Nguyễn Mai Anh - Tổng phụ trách (0983.501.210) từ nay đến 27/8/2018 để Ban tổ chức kịp làm công tác đóng gói và chuẩn bị phương tiện vận chuyển. Chuyến hoạt động giao lưu kết nghĩa và tặng quà sẽ được thực hiện trong đợt nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2018 sắp tới, kính mời các mạnh thường quân, nhà hảo tâm và cán bộ, giáo viên, nhân viên đương chức hay đã nghỉ hưu cùng đại diện phụ huynh và học sinh cùng tham dự; đăng kí với cô giáo Nguyễn Mai Anh - Tổng phụ trách trước ngày 22/8/2018 để kịp làm công tác tổ chức tại địa phương đoàn sẽ dừng chân. Chi bộ, Ban giám hiệu, BCH Công đoàn và Ban phụ trách thiếu nhi trường THCS Cát Linh trân trọng cảm ơn mọi sự đóng góp, ủng hộ!
RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỠ CỦA TẤT CẢ QUÍ VỊ!