Những hacker và nhóm hacker bị Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy nã chủ yếu có nguồn gốc từ Nga, Trung Quốc.
Những hacker và nhóm hacker bị Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy nã chủ yếu có nguồn gốc từ Nga, Trung Quốc.
Tin đồn ICC sẽ bắt thủ tướng Israel lan truyền trong bối cảnh cuộc chiến ở Dải Gaza vào giai đoạn khốc liệt. Israel được biết đã thông qua kế hoạch tấn công Rafah, khu vực đông dân và được xem là nơi trú ẩn cuối cùng của nhiều người dân Palestine vô tội, mà vốn dĩ Israel tin rằng các thành viên Hamas đang hiện diện.
Thoạt nghe lệnh bắt dự kiến của ICC liên quan mật thiết tới chiến dịch Dải Gaza của Israel, bắt đầu từ ngày 7-10-2023. Đó là thời điểm Hamas tấn công làm chết khoảng 1.200 người trên đất Israel. Nhưng màn đáp trả của Israel cũng đứng dưới áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế vì tình hình nhân đạo, với hơn 34.000 người đã chết chỉ trong nửa năm qua.
Mặc dù vậy hiện nay chưa rõ ICC sẽ bắt thủ tướng Israel vì tội gì, kể cả khi việc này có thật.
Trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế, ICC đưa ra một thông điệp chung rằng họ đang có một cuộc điều tra độc lập liên quan tới tình hình Nhà nước Palestine. Tuy nhiên tòa án trụ sở Hague (Hà Lan) này nhấn mạnh sẽ không bình luận gì liên quan tới các cuộc điều tra đang diễn ra, cũng không hồi đáp "suy đoán từ các bài báo trên truyền thông".
Để nói về "tội" của thủ tướng Israel nếu thông tin lệnh bắt có thật, hiện nay báo chí cho rằng rất có thể đó là một trường hợp điều tra cách đây 3 năm.
Vào năm 2021, ICC khởi động cuộc điều tra nhằm vào khả năng phạm tội ác chiến tranh của cả Israel lẫn các tay súng Palestine. Đó là vụ việc liên quan tới xung đột Israel - Hamas, nhưng là cuộc chiến từ năm 2014.
Ngoài ra Newsweek cũng lưu ý tin đồn về lệnh bắt tiềm năng của ICC lần này cũng không liên quan tới cuộc điều tra diệt chủng nhắm vào Israel của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ, cũng có trụ sở ở Hague). ICJ xử lý tranh chấp giữa các nước, còn ICC là tòa án tập trung vào khả năng phạm tội ác chiến tranh.
Tối chủ nhật (28-4) vừa qua, Thủ tướng Israel Netanyahu được biết đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hiện nay Mỹ đang tìm cách bảo vệ Israel. CNBC khẳng định bất kỳ lệnh bắt nào cũng không đồng nghĩa ông Netanyahu phải đi tù.
Cả Israel lẫn Mỹ đều không công nhận thẩm quyền của ICC. Tòa án này không thể thực thi lệnh bắt, mà phải nhờ các nước thành viên đã ký (hơn 120 nước), bao gồm đa số các nước châu Âu.
"Như đã nhiều lần tuyên bố công khai, ICC không có thẩm quyền trong tình huống này và chúng tôi không ủng hộ cuộc điều tra ấy", một phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nói.
Vấn đề nằm ở chỗ cả Mỹ lẫn Israel đều không muốn ICC phát lệnh bắt. Việc này dù không ảnh hưởng trực tiếp tới lãnh đạo Israel trên thực tế, song vẫn làm mất uy tín của nước này. Bên cạnh đó, quyết định của ICC có khả năng tác động tới quyết định riêng biệt của ICJ nêu trên.
Điều quan trọng là một lệnh bắt như thế có thể dẫn tới các cuộc biểu tình chống Israel khắp các nước trở nên mạnh mẽ hơn, tức trực tiếp gây ảnh hưởng tới chính quyền các quốc gia muốn ủng hộ Israel. Đây sẽ là tác động thực sự.
Tính tới ngày 30-4, đa số các bài phân tích trên truyền thông Mỹ đều nghiêng theo hướng ICC có khả năng không ban hành lệnh bắt lúc này.
Hôm 10-12, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin về sự "mất tích" của 164 sinh viên Việt Nam đang theo học tiếng Hàn ngắn hạn tại Đại học Incheon.
Để đến Hàn Quốc học các khóa ngôn ngữ ngắn hạn, nhiều sinh viên phải nộp hàng triệu won cho người môi giới ở Việt Nam. Họ cho rằng số tiền lao động trái phép tại Hàn Quốc có thể nhiều hơn nên dẫn đến những hành động phạm pháp này.
Người phát ngôn của Đại học Incheon, nơi có khoảng 1.900 học viên Việt Nam đang theo học tiếng Hàn, nói.
Dù khóa học kéo dài 1 năm nhưng những sinh viên này bỗng dưng biến mất chỉ sau khoảng 4 tháng theo học. Cảnh sát Hàn Quốc mới đây xác nhận nhóm sinh viên này trốn học ra ngoài làm chui trái phép.
Theo Trung tâm đăng ký thị thực Hàn Quốc (KVAC), D4-1 là visa Hàn Quốc cấp cho những đối tượng có nhu cầu đi học tiếng Hàn tại các trường ngôn ngữ ở nước này. Đây là loại visa phổ biến nhất dành cho du học sinh với điều kiện khá đơn giản, bao gồm: là người nước ngoài, đã tốt nghiệp THPT với điểm trung bình ba năm cấp III từ 5.0 trở lên, không có tiền án tiền sự, không bị cấm xuất nhập cảnh ở Việt Nam và Hàn Quốc, không có người thân cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc…
Do thủ tục đơn giản và tỉ lệ đậu visa cao, ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam tìm đường sang Hàn Quốc bằng con đường xin visa D4-1. Tuy nhiên, do tỉ lệ trốn ra ngoài làm việc nhiều, kể từ 1-1-2020, du học sinh quốc tế muốn sang Hàn Quốc học tiếng Hàn bắt buộc phải có bằng TOPIK 2 (bằng tiếng Hàn gồm 6 cấp từ 1-6) mới được cấp visa D4-1.
Số tiền sinh viên Việt Nam phải tiêu tốn để có thể đến Hàn Quốc học ngôn ngữ không hề nhỏ. Sinh viên Việt Nam thường phải thông qua các trung tâm môi giới để làm thủ tục nhập học và xin visa. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, chi phí ở các trung tâm này khoảng 3.000-4.000 USD, chưa tính đến số tiền mà du học sinh cần có trong sổ tiết kiệm gửi ở ngân hàng.
Sang đến Hàn Quốc, các du học sinh còn phải đối mặt với mức sống đắt đỏ. Do đó, nhiều du học sinh theo dạng tự túc sau khi đặt chân đến đất nước này đã bắt tay vào tìm kiếm việc làm. Theo thống kê của báo Korea Herald, mức lương làm việc bán thời gian trung bình ở Hàn Quốc là 7-10 USD (160.000 - 230.000 đồng) một giờ.
Theo báo Korea Herald, nhiều du học sinh nước ngoài ở Hàn Quốc, bao gồm Việt Nam, đã bỏ học và trốn đi làm vì bị cám dỗ bởi cơ hội kiếm tiền. Tuy nhiên, hành động này kéo theo một chuỗi hậu quả khôn lường, đầu tiên là ảnh hưởng đến chính bản thân du học sinh.
Theo luật cư trú ở Hàn Quốc, du học sinh bỏ trốn tại nước này sẽ bị ghi vào "danh sách đen" của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc và thường sẽ không có cơ hội quay lại nước này. Người bỏ trốn sẽ bị cảnh sát Hàn Quốc truy nã trên diện toàn quốc và chịu mức tiền phạt có thể lên đến 5.000 USD. Người bỏ trốn khi bị bắt có thể ngồi tù đến 6 tháng để cảnh sát xem xét, điều tra hành vi phạm pháp.
Việc bỏ trốn cũng sẽ được chia theo hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, nếu du học sinh bỏ ra ngoài lao động khi vẫn còn hạn visa thì sẽ không bị cảnh sát truy quét. Những người này có thể tự mua vé trở về nước khi visa hết hạn bình thường.
Đối với du học sinh đã hết hạn visa đương nhiên sẽ trở thành đối tượng cư trú bất hợp pháp, dẫn đến việc gặp một loạt rắc rối từ việc thuê nhà cho đến việc làm.
Cảnh sát Hàn Quốc cũng sẽ truy bắt các đối tượng này, khiến người bỏ trốn phải sống chui nhủi để tránh bị bắt và trục xuất khỏi Hàn Quốc bất cứ lúc nào. Trong quá trình sinh sống và làm việc, những người này cũng thường bị bóc lột sức lao động.
Cuối cùng, việc du học sinh Việt Nam học tiếng Hàn trốn ở lại cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách visa của Hàn Quốc đối với sinh viên Việt Nam nói chung.
Hãng thông tấn Yonhap nhận định vụ việc này có khả năng dẫn tới việc cơ quan chức năng của Hàn Quốc sẽ thắt chặt việc cấp thị thực (visa) du học cho các sinh viên, học sinh Việt Nam trong thời gian tới bằng cách đặt ra các quy định mới.