Viện Khoa Học Thủy Lợi Việt Nam

Viện Khoa Học Thủy Lợi Việt Nam

Các đơn vị trực thuộc > Trung tâm Trắc địa và Viễn thám

Các đơn vị trực thuộc > Trung tâm Trắc địa và Viễn thám

Tuần trước - Tuần 50 Từ 09/12/2024 đến 15/12/2024 - Tuần sau

Hội thảo khoa học: “Phát triển nguồn nhân lực trong xã hội số” (07/12/2024)

Tiếp nối các hoạt động hợp tác với UNESCO, sáng ngày 06/12/2024, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm-VASS), Tiểu ban Khoa học xã hội phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực trong xã hội số”. Hội thảo nhằm tìm hiểu, đánh giá các vấn đề và thách thức đối với nguồn nhân lực trong quá trình hình thành xã hội số; từ đó gợi mở, rút ra các hàm ý cho Việt Nam trong việc đề ra các chính sách, thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực cho xã hội số.

Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hóa thế giới ở miền Trung (01/12/2024)

“Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” là chủ đề hội thảo khoa học đã được Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Uỷ ban nhân dân huyện Duy Xuyên phối hợp tổ chức ngày 29/11/2024, tại Khu di sản Văn hóa Mỹ Sơn. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 25 năm ngày Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (04/12/1999 – 04/12/2024).

Thương lượng tập thể (TLTT) là một trong những cách thức hiệu quả nhằm xây dựng mối quan hệ lao động (QHLĐ) ổn định và bền vững. Trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, vấn đề TLTT ngày càng được coi trọng, trong đó Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các quốc gia xem như giải pháp chủ yếu nhằm hướng tới xây dựng QHLĐ hài hòa, bền vững và bảo vệ được tốt nhất quyền lợi cho người lao động. Hiện Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có việc ký kết các Hiệp định cũng như gia nhập các tổ chức quốc tế do đó đòi hỏi Việt Nam cần sửa đổi Bộ luật Lao động và các quy định pháp luật đi kèm để phù hợp với một số nội dung, cùng với đó là việc cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi, nhận thức cho công chúng và doanh nghiệp, tổ chức bộ máy thực thi hiệu quả. Bởi lẽ việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật và cơ chế nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Việt Nam là rất cần thiết.

Có thể nói, lĩnh vực lao động được xem là một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –EU (EVFTA), mà Việt Nam đã ký kết. Theo đánh giá của các chuyên gia, những cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là những cải tiến pháp luật về thể chế mạnh mẽ, chưa từng có tiền lệ và có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ. Trong những vấn đề lao động kể trên, việc đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền TLTT và các nghĩa vụ nêu trong tuyên bố năm 1998 của ILO được đặc biệt quan tâm vì đây được xem là giải pháp chủ yếu để xây dựng quan hệ lao động phát triển hài hòa, bền vững. Ở Việt Nam hiện nay, các quy định của pháp luật về thương lượng tập thể được đánh giá là vẫn còn nhiều hạn chế. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn pháp luật về thương lượng tập thể và thực trạng pháp luật thương lượng tập thể ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách chuyên khảo với tựa đề: “Hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay” do TS. Phạm Thúy Nga làm chủ biên.

Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể ở Việt Nam hiện nay

Trong chương này, nhóm tác giả làm rõ khái niệm, vai trò, ý nghĩa của thương lượng tập thể trong lao động. Bàn về xu hướng chung của thương lượng tập thể trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu phân tích những xu hướng khác nhau trong phạm vi ngành, địa phương và Trung ương, tuy nhiên ở mỗi nước, mỗi khu vực nhóm nghiên cứu lại chỉ ra những khác biệt đáng kể: châu Mỹ La tinh, châu Phi, châu Mỹ và Caribe, châu Á và Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nêu một số vấn đề lý luận về pháp luật thương lượng tập thể, trong đó tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam: (i) Nhận thức về thương lượng tập thể; (ii) Chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường, phát triển thị trường lao động và quan hệ lao động; (iii) Trình độ phát triển kinh tế; (iv) Hội nhập quốc tế; (v) Truyền thống văn hóa; (vi) Trình độ lập pháp.

Chương 2. Thực trạng pháp luật về thương lượng tập thể ở Việt Nam hiện nay

Tập trung phân tích 6 nhóm vấn đề sau: (i) Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thể thương lượng tập thể; (ii) Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung thương lượng tập thể; (iii) Thực trạng pháp luật Việt Nam về quy trình thương lượng tập thể; (iv) Thực trạng pháp luật Việt Nam về hình thức pháp lý của thương lượng tập thể; (v) Thực trạng pháp luật Việt Nam về các biện pháp pháp lý đảm bảo thương lượng tập thể; (vi) Thực trạng hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể ở nước ta hiện nay. Nghiên cứu chỉ ra rằng, quy định về tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa rõ ràng, các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng vai trò của TLTT và thỏa ước tập thể đối với quan hệ lao động nên chưa chủ động tích cực trong TLTT. Mặc dù quyền tự do hiệp hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp và quyền gia nhập công đoàn đã được pháp luật quy định nhưng trên thực tế tính đại diện và tính chính danh của công đoàn – tổ chức đại diện người lao động trong thương lượng ở Việt Nam chưa thực sự đảm bảo. Ngoài ra, các quy định hiện hành chưa khuyến khích việc chia sẻ thông tin giữa các bên thương lượng cũng như đảm bảo người lao động có thông tin cần thiết để tiến hành thương lượng. Và theo một góc nhìn nào đó thì kỹ thuật lập pháp về vấn đề TLTT còn hạn chế, chưa thực sự đảm bảo tính đầy đủ, chặt chẽ, khoa học của pháp luật về TLTT.

Chương 3. Quan điểm, yêu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập

Trên cơ sở phân tích các quan điểm, yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật thương lượng tập thể trong bối cảnh yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, theo nhóm tác giả, để hoàn thiện pháp luật về TLTT cần chú trọng các định hướng chủ yếu sau: (i) Phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; (ii) Cần tập trung các điều kiện để TLTT thành công; (iii) Cần hướng những thách thức đặt ra cho quan hệ lao động trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; (iv) Đảm bảo nguyên tắc tự do và tự nguyên thương lượng. Phần cuối của nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thương lượng tập thể ở Việt Nam hiện nay.

Đây là công trình nghiên cứu công phu và có ý nghĩa trong việc hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật lao động nói chung, pháp luật về thương lượng tập thể nói riêng. Với những nội dung trên, hy vọng cuốn sách đáp ứng nhu cầu của độc giả quan tâm

Nguồn: Nhà xuất bản Khoa học xã hội