Rác thải ở biển đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và nhức nhối trên toàn cầu. Từ những bãi biển đầy rác đến những mảng rác khổng lồ trôi nổi trên đại dương, vấn nạn này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến đời sống con người và các loài sinh vật biển. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rác thải ở biển, nguyên nhân, tác hại cũng như các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu và xử lý rác thải trên biển.
Rác thải ở biển đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và nhức nhối trên toàn cầu. Từ những bãi biển đầy rác đến những mảng rác khổng lồ trôi nổi trên đại dương, vấn nạn này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến đời sống con người và các loài sinh vật biển. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rác thải ở biển, nguyên nhân, tác hại cũng như các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu và xử lý rác thải trên biển.
Sử dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý và thu gom rác thải ở biển cùng với việc phát triển các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, sẽ góp phần giảm thiểu rác thải nhựa ra biển. Các công nghệ mới như máy thu gom rác biển tự động, hệ thống lọc rác từ các con sông và các phương pháp tái chế nhựa hiệu quả đang được nghiên cứu và triển khai.
Công ty The Ocean Cleanup đã phát triển một hệ thống thu gom rác thải nhựa tự động, được gọi là “Interceptor”, để thu gom rác thải từ các con sông trước khi chúng chảy ra biển. Hệ thống này đã được triển khai thành công tại nhiều quốc gia và đang cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra biển.
Rác thải ở biển là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết ngay lập tức. Việc hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của rác thải biển sẽ giúp chúng ta có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển, bảo vệ cuộc sống con người và hệ sinh thái biển. Hãy cùng nhau hành động vì một đại dương xanh sạch và bền vững.
Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn của Hà Nội. Với sự yên tĩnh, thoáng mát, nơi đây luôn là lựa chọn lý tưởng để tập thể dục, thư giãn, vui chơi, sinh hoạt nhóm, hay học tập. Tuy nhiên, khi đi dạo trong công viên, không khó để có thể bắt gặp những chiếc túi nylon, vỏ hộp sữa, vỏ các chai nước, tàn thuốc lá… bị vứt lại trên các thảm cỏ, lối đi hay ngay cạnh những chiếc ghế đá.
Đáng quan ngại hơn, khi tình hình dịch Covid-19 vẫn còn đang ảnh hưởng đến đời sống của tất cả mọi người thì những chiếc khẩu trang y tế đã qua sử dụng cũng bị vứt bỏ ở ngay tại công viên.
Điều đáng nói, công viên Thống Nhất được bố trí rất nhiều thùng chứa rác thải, nhưng vì ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan của một bộ phận người dân chưa cao nên rác thải sinh hoạt vẫn vương vãi trong công viên.
Chị Nguyễn Phương Anh, phố Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn cho biết, chị và con gái thường xuyên đến công viên Thống Nhất để đi bộ, tập thể dục. Mặc dù rất ưng ý với một nơi yên tĩnh, rộng rãi, thoáng mát nhưng nhiều lúc cũng thấy chạnh lòng khi nhìn thấy những chiếc vỏ chai, vỏ sữa bị vứt không đúng nơi quy định.
Một điều khác làm người đến công viên khó chấp nhận hơn, đó là một số nơi như cạnh bãi gửi xe (phía cổng vào phố Trần Nhân Tông) và sân trượt patin cạnh hồ Bảy Mẫu (trong khuôn viên công viên Thống Nhất) thường xuyên xuất hiện mùi khai nồng nặc của nước tiểu.
Vào những ngày nóng nực, mùi xú uế bốc lên khiến nhiều người đi qua phải bịt mũi, nhăn mặt, lướt vội qua. Theo phản ánh của người dân thường xuyên vào công viên tập thể dục, tình trạng này đã diễn ra khá lâu khiến nhiều người bức xúc và phản ánh với nhân viên duy tu, duy trì ở đây nhưng đến nay vẫn không có nhiều chuyển biến...
Cũng giống như công viên Thống Nhất, đi dạo trong công viên Hòa Bình, công viên Lê Nin, vườn hoa Hồ Đắc Di (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) cũng không hề khó để bắt gặp những chiếc túi nylon, khẩu trang, tàn thuốc lá, vỏ sữa… ở dưới chân ghế đá, trên bãi cỏ, hồ nước. Nhất là các công viên, vườn hoa nhỏ như vườn hoa Hồ Đắc Di, rác thải sinh hoạt bị vứt la liệt trên lối đi, trong các bồn hoa, gốc cây, dưới hồ và quanh khu vui chơi của trẻ em.
Theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, 2 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP: Hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, tùy mức độ vi phạm nặng nhẹ mà hình phạt sẽ được áp dụng tương ứng.
Theo quan sát của chúng tôi, vườn hoa Hồ Đắc Di vẫn có người quét dọn, tập kết rác thành các đống nhỏ để chờ xe rác tới thu gom. Tuy nhiên, trong các hốc cây, bồn hoa thì rác thải ít được quét rọn nên chúng cứ nhiều lên từng ngày. Minh chứng cho điều này là nhiều chiếc cốc dùng 1 lần, vỏ sữa đã bị phai màu theo thời gian, mưa nắng, đã có dấu hiệu hư hại vẫn chưa được thu gom, xử lý.
Ở bên trong công viên có rác thải, ở bên ngoài, quanh công viên Hòa Bình còn trở thành “tụ điểm đen”về rác khi tại góc đường Hoàng Minh Thảo đã xuất hiện và tồn tại rất nhiều các bãi rác tự phát, do một số người dân thiếu ý thức thường lén lút mang tới đây để vứt, đổ trộm, từ phế liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt cho đến xác động vật chết.
Mặc dù chính quyền địa phương đã căng băng zôn tuyên truyền, cấm đổ rác và thường xuyên đi tuần tra, kiểm soát nhưng việc “điểm đen” về rác này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm làm mất mỹ quan đô thị, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cảnh quan công viên và sức khỏe cộng đồng.
Cần nâng cao ý thức của người dân
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề rác thải sinh hoạt tại công viên Thống Nhất, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất Trần Anh Tú cho biết: “Với lượng người ra vào công viên rất lớn, trong đó một số ít người có ý thức chưa cao, chưa để rác đúng nơi quy định nên công nhân Công ty cũng phải thường xuyên đi thu dọn, xử lý”.
Ông Trần Anh Tú cũng cho biết, hiện nay chúng ta đã có các quy định xử phạt người vứt rác ra nơi công cộng nhưng Công ty lại không có quyền ra văn bản để xử phạt người vi phạm. Để hạn chế những việc này, Công ty phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định.
Nhìn nhận quanh về vấn đề rác thải sinh hoạt tồn tại trong công viên, ông Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT) cho biết: Rác thải không chỉ làm mất cảnh quan môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn 1 bộ phận người có ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường. Trong vấn đề này, Nhà nước đã có các quy định, chế tài để xử lý người vi phạm. Tuy nhiên, hiện nay mức phạt đối với người vi phạm đã tăng nhưng nhìn chung chưa cao so với nhiều nước.
Việc cưỡng chế thi hành pháp luật còn yếu kém nên chưa có nhiều hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT cho rằng cần phải ứng dụng công nghệ vào việc giám sát để có căn cứ xử phạt những người vi phạm. Quan trọng nhất là phải tăng cường giáo dục, phổ biến cho người dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu về tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan.
Địa chỉ nhận bài viết dự thi: Ban Đô thị - Báo Kinh tế & Đô thị, 21 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội. (Điện thoại liên hệ: 098.747.9898 - Bà Thương Huế - Phó trưởng Ban Đô thị); Hoặc thư điện tử: [email protected]. Mọi tổ chức cá nhân quan tâm đến “Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội lần thứ II” có thể tìm hiểu thông tin trên báo Kinh tế & Đô thị điện tử tại địa chỉ: http://kinhtedothi.vn hoặc trên các ấn phẩm báo in báo Kinh tế & Đô thị.
Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Giấy phép xuất bản số 100/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 18/02/2022
Phó tổng biên tập phụ trách báo điện tử: Lê Xuân Dũng
Phó tổng biên tập: Lý Thị Hồng Điệp